BẢO VỆ GAN ĐỪNG QUÊN NHÂN TRẦN!

BẢO VỆ GAN ĐỪNG QUÊN NHÂN TRẦN!
TP - Đã từ lâu, trà nhân trần là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Một cốc nhân trần đá mát lạnh, thật sảng khoái, đã khát, xua tan đi những mệt mỏi. Không chỉ là thứ nước uống giải khát, Nhân trần còn là vị thuôa quý có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh gan, mật.

> Nhận thức đúng về gan nhiễm mỡ

Từ truyền thuyết

Chuyện xưa kể lại rằng: vào mùa Xuân năm ấy, có một nữ bệnh nhân tìm gặp danh y Hoa Đà để chữa bệnh. Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt vàng vọt, niêm mạc hai mắt mang màu mơ chín, Hoa Đà tiên sinh biết rằng cô gái này bị chứng “Hoàng lao bệnh” hay còn gọi là “Hoàng đản bệnh”, căn bệnh mà ngày nay Y học hiện đại gọi là Viêm gan vàng da.

Nhưng vì thời đó chứng bệnh này chưa có cách chữa nên Hoa Đà đành nói với người bệnh: “Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi !”. Cô gái nghe vị danh y nói vậy đành ngậm ngùi trở về nhà và cũng không nghĩ chuyện đi tìm thầy chữa bệnh khác nữa.

Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên, hỏi: “Cô đã tìm được ai để chữa khỏi bệnh vậy ?”. Cô gái lắc đầu: “Không ạ, cháu không uống thuốc của ông lang nào cả”. Hoa Đà lại hỏi: “Vậy có tự dùng thuốc gì không ?”. Cô gái đáp: “Thưa không, cháu cũng không dùng thuốc gì cả”. Hoa Đà tiên sinh trong lòng đầy nghi ngờ, tự hỏi: bệnh nặng mà không dùng thuốc thì làm sao có thể khỏi được? Vì vậy lại gặng hỏi: “Cô thử nghĩ kỹ xem, hàng ngày ngoài việc dùng cơm có còn ăn thứ gì khác nữa không ?”. Cô gái đáp: “Không ạ. Mấy năm nay đói kém, cơm gạo chẳng đủ, cháu phải lên núi hái Dã cao đầu để ăn”. Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem loại rau mà ông chưa hề nghe nói bao giờ. Thì ra đó chính là Hoàng cao đầu, một cây thuốc vốn được dùng để chữa chứng Hoàng đản. Từ đó trở đi, Hoa Đà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của Hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da. Sau này, ông đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới gọi là“Nhân trần”.

…Đến công dụng thiết thực của nhân trần

Theo sách thuốc cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn; vào được bốn đường kinh tỳ, vị, can và đởm; có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật thoái hoàng được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.

Theo y học hiện đại, thì nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.

Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm, cải thiện công năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư. Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng lợi niệu và
bình suyễn.

Trên lâm sàng hiện đại, Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tác dụng tăng tiết mật tăng 24,4% và làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô chứng.

Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Kết quả đã cho thấy men gan của các bệnh nhân đều trở về mức bình thường, bệnh nhân hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon.

Cách sử dụng nhân trần trong phòng ngừa và điều trị các bệnh gan, mật:

Dùng nhân trần đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác hãm trong nước sôi theo kiểu pha trà để uống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Đây là một cách sử dụng thuốc khá độc đáo của y học cổ truyền, vừa tiện lợi, dễ chế, dễ dùng lại rất rẻ tiền. Nhân trần có thể kết hợp với 1 số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ châu, cúc hoa…

Một số lưu ý khi sử dụng nhân trần:

Hầu hết nhân trần khi đến với người tiêu dùng đều là loại khô. Thời tiết những ngày mùa thu thường không có nắng to, cây không được phơi khô đúng cách. Nhiều người vì lợi nhuận đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán. Đặc điểm khí hậu nước ta là độ ẩm cao, những loại cây lá để khô rất dễ ẩm mốc. Nếu để kinh doanh, các cửa hàng thường phải dùng thuốc chống ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tuy chưa có những kết luận chính thức về việc người sử dụng nhân trần kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, người tiêu dùng nên tìm mua ở những địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải những hàng kém chất lượng, để lợi đâu không thấy mà chỉ thấy hại.

(Nguồn tham khảo: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam; ykhoa.net)

THÔNG TIN CHO BẠN:

Trà Bảo Bảo với thành phần Nhân trần, diệp hạ châu, cúc hoa… được nghiên cứu bởi các chuyên gia, được sản xuất trong nhà máy hiện đại của Công ty dược phẩm Hoa Linh và được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Các thảo dược phối hơp theo tỷ lệ thích hợp để tạo tác dụng hiệp đồng.

BẢO VỆ GAN ĐỪNG QUÊN NHÂN TRẦN! ảnh 1

Trà Bảo Bảo vừa giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc, vừa Giúp bổ gan, mát gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan khỏi những tác hại của rượu bia hoặc thuốc, hóa chất, thức ăn độc hại với gan. Trà Bảo Bảo dạng hòa tan tiện dụng, và không có đường hóa học.

Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Số điện thoại tư vấn: 0437676976

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.