TPO - Hồi 19h hôm nay (3/11), vị trí tâm bão số 10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19h ngày 03/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.
Trung tâm dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 19h ngày 04/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 19 giờ ngày 05/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 06/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 4-6m; biển động rất mạnh.
Vùng biển từ Quảng Nam đến Ninh Thuận gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều mai (04/11) tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 3-5m, biển động mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo mưa lớn: Từ ngày 04-06/11, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt; ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt. Từ ngày 05-07/11 ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cấp độ rủi ro thiên tai do bão là cấp 3.
Quảng Ngãi, Quảng Nam khẩn cấp di dời dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao
Để ứng phó bão số 10 (bão Goni), đề phòng xảy ra các sự cố đáng tiết, tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời dân ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao, ngập sâu, trũng thấp đến nơi tránh trú an toàn trước 17h ngày 3/11.
Ngày 3/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc khẩn trương triển khai di dời dân để ứng phó với bão số 10 và mưa lớn trong thời gian đến.
Theo nội dung văn bản, bão số 10 (bão Goni) khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung ngày 5/11, vùng ảnh hưởng từ Đà Nẵng đến Phú Yên, kèm theo mưa lớn (dự báo 200- 400mm).
Theo nội dung văn bản, bão số 10 (bão Goni) khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung ngày 5/11, vùng ảnh hưởng từ Đà Nẵng đến Phú Yên, kèm theo mưa lớn (dự báo 200- 400mm).
Quảng Ngãi khẩn trương sơ tán, di dời người dân ở vùng có nguy cơ sạt lở trước 17h hôm nay (3/1). Ảnh: Nguyễn Ngọc
Nhận định đây là cơn bão phức tạp và để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở đất, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời dân những nơi có nguy cơ sạt lở cao, ngập sâu, trũng thấp, đặc biệt là người dân ở khu vực đã và đang bị sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn.
Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo kiên quyết di dời, sơ tán những hộ có nhà yếu, đơn sơ không đảm bảo an toàn. Đối với những trường hợp không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế nếu cần thiết.
Các huyện Sơn Tây, Minh Long, Sơn Hà tổ chức sơ tán, di dời dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và đang bị sạt lở đến nơi tránh trú an toàn. Việc sơ tán, di dời phải hoàn thành trước 17h ngày 3/11.
Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo kiên quyết di dời, sơ tán những hộ có nhà yếu, đơn sơ không đảm bảo an toàn. Đối với những trường hợp không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế nếu cần thiết.
Các huyện Sơn Tây, Minh Long, Sơn Hà tổ chức sơ tán, di dời dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và đang bị sạt lở đến nơi tránh trú an toàn. Việc sơ tán, di dời phải hoàn thành trước 17h ngày 3/11.
Vận động yêu cầu nhân dân nếu không có việc cần thiết thì tuyệt đối không được rời khỏi nơi tránh trú để quay về nhà nhằm đảm bảo an toàn về người.
Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sáng cùng ngày địa phương vừa ban hành công điện khẩn về chủ động ứng phó với bão số 10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, cảnh báo, từ ngày 4/11 đến ngày 6/11 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 350mm.
Mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, ven sông, suối, thuộc các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức. Ngoài ra cơ quan chức năng cảnh báo tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp tục tại các vùng trũng thấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro để Nhân dân biết, chủ động ứng phó.
Kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, hoàn thành trước 11 giờ ngày 4/11, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
Đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo Nhân dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu,... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn.
Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, cảnh báo, từ ngày 4/11 đến ngày 6/11 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 350mm.
Mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, ven sông, suối, thuộc các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức. Ngoài ra cơ quan chức năng cảnh báo tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp tục tại các vùng trũng thấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro để Nhân dân biết, chủ động ứng phó.
Kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, hoàn thành trước 11 giờ ngày 4/11, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
Đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo Nhân dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu,... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn.
Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão.