TPO - Hiện kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, phần lớn số tiền này được sử dụng mua trái phiếu Chính phủ, dù đạt mục tiêu an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt những năm gần đây lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục giảm.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất, bổ sung chế độ thai sản với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhưng mức hưởng cố định chỉ 2 triệu đồng cho mỗi con.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Lan (Quảng Nam) hỏi: Tôi đóng BHXH theo địa chỉ và hộ khẩu cũ, nay tôi lấy chồng và sắp sinh, vậy khi tôi chuyển khẩu về nhà chồng có ảnh hưởng đến việc giải quyết thai sản sau này không? Tôi cần làm gì để đảm bảo đúng quy định và không ảnh hưởng tới bảo hiểm thai sản khi sinh?
TPO - “Chúng ta chưa khẳng định mức đóng hiện cao hay thấp, nhưng cần rà lại cả hai nội dung này để mức kết dư hàng năm phù hợp hơn”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý.
Bạn đọc Trần Thanh Huế (Hà Nội) hỏi: Nhân viên công ty tôi bị sẩy thai 7 tuần tuổi, số ngày nghỉ là 20 ngày từ ngày 18/3 – 16/4/2020. Ngày 7/5, tôi gửi hồ sơ điện tử xét duyệt chế độ sảy thai lên cơ quan BHXH. Vì tháng 4 công ty tôi nghỉ do dịch COVID-19, nên việc gửi hồ sơ phải sang đầu tháng 5 mới thực hiện được. Sau 3 ngày gửi hồ sơ tôi nhận được Email của cơ quan BHXH từ chối hồ sơ. Trường hợp này tôi cần xử lý ra sao để đảm bảo quyền lợi cho người lao động?
Bạn đọc Phạm Thị Thu (Hà Nam) hỏi: Theo tôi được biết, thủ tục hưởng chế độ thai sản cần nộp cho cơ quan BHXH là giấy chứng sinh (hoặc photocopy giấy khai sinh của con). Tuy nhiên, công ty tôi yêu cầu phải đủ 5 giấy siêu âm có dấu đỏ bệnh viện, như vậy có đúng không?