TPO - Chiều 20-4, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1976: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc”. Tham dự buổi tọa đàm có các thế hệ nhà báo Việt Nam, trong đó có hai nhà báo lão thành của Báo Quân đội nhân dân: Nguyễn Khắc Tiếp và Phạm Phú Bằng.
Triển lãm và tọa đàm cũng giúp công chúng tìm hiểu rõ hơn về Việt Bắc - cái nôi của báo chí cách mạng. Từ 1947, Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Tại đây, nhiều cơ quan báo chí lớn từ Hà Nội đã di chuyển trụ sở lên, một số cơ quan báo chí lớn và nhiều báo chí khác chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Hội Nhà báo Việt Nam ra đời. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất được thành lập. Có thể kể những cái tên rất lớn, rất ấn tượng trong làng báo Việt Nam, đã xuất bản số đầu tiên ngay giữa chiến khu và đến với rộng rãi công chúng thời kỳ này như Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an mới…
|
Nhà báo Hà Đăng nguyên là Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chia sẻ kỷ niệm làm báo Tết ở Liên khu V. |
|
Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhấn mạnh: Báo chí chiến khu là sự độc đáo tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam |
|
Nhà báo, Đại tá Nguyễn Khắc Tiếp (99 tuổi) - Lam báo thông tấn thời kỳ đầu kháng chiến và làm báo tại mặt trận Điện Biên Phủ |
|
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển chia sẻ: "Tôi mong muốn thế hệ làm báo sau này sẽ phát huy được nhiều khía cạnh sáng tạo. Lớp trẻ nên noi gương niềm say mê trong giới báo chí của chúng ta từ thời kháng chiến". |
|
Tại tọa đàm, nhiều nhà báo lão thành là nhân chứng lịch sử của báo chí kháng chiến, như các nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, Phạm Phú Bằng, Hà Đăng, Đặng Minh Phương, Thái Duy… đã chia sẻ nhiều kỷ niệm, kinh nghiệm làm báo cho những thế hệ làm báo trẻ hiện nay. |
|
Khách mời tham quan khu trưng bày |
Như Dung