Bản 'không chồng' ngày ấy, bây giờ

Bản 'không chồng' ngày ấy, bây giờ
Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, bản Na Pục được xem là tâm của cơn bão ma túy, để rồi phần lớn đàn ông trong bản phải vào tù vì dính đến "cái chết trắng".

Bản 'không chồng' ngày ấy, bây giờ

> Bản không chồng nơi 'bão ết' tàn phá
> Cơn lốc ma túy đe dọa dân tái định cư ở Nghệ An

Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, bản Na Pục được xem là tâm của cơn bão ma túy, để rồi phần lớn đàn ông trong bản phải vào tù vì dính đến "cái chết trắng".

Trải qua năm tháng, giờ đây bản làng đang hồi sinh một cách mạnh mẽ. Những người một thời lầm lỗi đã biết tu chí làm ăn chân chính, hòa nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng.

Một góc bản làng Na Pục hôm nay. Đường làng trải nhựa phẳng lì, cuộc sống người dân cũng đã thay đổi nhiều
Một góc bản làng Na Pục hôm nay. Đường làng trải nhựa phẳng lì, cuộc sống người dân cũng đã thay đổi nhiều.

Một thời phụ nữ là trụ cột gia đình

Chúng tôi vượt con dốc Bù Chồng Cha những ngày đầu hè để được nghe người dân kể về cơn bão ma túy quét qua làm bao nhiêu gia đình ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong (Nghệ An) phải chia ly. Từ những năm 1996 đến năm 2001, người dân ở bản Na Pục, xã Châu Thôn đã quen mọi công việc điều dồn lên vai người phụ nữ.

Tìm đến nhà ông Lô Văn Hai, Bí thư chi bộ bản Na Pục, chúng tôi được ông kể cho nghe cơn bão ma túy hoành hành bản làng trong những năm cuối thập niên 90.

“Ngày trước trong bản chỉ có đàn bà và các em nhỏ, đàn ông trong xóm thì đua nhau vào tù vì ma túy. Có nhà cả hai bố con đều vào tù. Công việc gia đình đều do người phụ nữ gánh vác. Nhắc đến Na Pục người dân ở Châu Thôn này đều thấy khiếp sợ vì thuốc phiện”, ông Hai mở đầu câu chuyện như vậy.

Trong bản có hơn 50 hộ gia đình nhưng một nửa số đó phải vào tù vì buôn bán, tàng trữ ma túy. Có người lĩnh án tử hình, người thì 13 năm, người thì 19 năm, có người tù chung thân. Người con trai cả của ông Hai cũng nghiện ma túy, bao nhiêu của cải trong nhà đều "nướng" cho "nàng tiên nâu". Ông tuổi đã cao phải nuôi cháu nội ăn học, con trai ông cũng phải đi cải tạo 3 năm.

Cách nhà ông Hai không xa là gia đình anh Lô Văn Tiếp. Do nghiện và buôn bán ma túy, Tiếp phải lĩnh án 8 năm tù. Vợ anh là chị Lô Thị Thanh, một mình nuôi hai đứa con ăn học chỉ mong con sau này lớn lên không đi vào vết xe đổ của người cha. “Nhà nghèo, chồng lại vào tù cuộc sống vất vả lắm. Nhưng tôi vẫn quyết tâm cho con ăn học. Đứa nào bỏ học giữa chừng, không có việc làm mà đi theo những người nghiện thì khổ lắm”, chị Thanh tâm sự.

Ở cái bản chỉ hơn 50 hộ nhưng hoàn cảnh như chị Thanh không hiếm. Ông Lô Văn Thơ vào tù vì tội buôn may túy và con trai ông Lô Văn Biền nhập trại cai nghiện bỏ lại người vợ già và con dâu nuôi các cháu khôn lớn. Bà Lô Thị Châm, vợ ông Thơ, chia sẻ: “Chỉ mong sao cho mọi người trong bản đừng dính vào ma túy nữa, để người dân yên tâm làm ăn, dù nghèo đến mấy cũng chịu được”.

Anh Lô Văn Tiếp, người từng vào tù vì ma túy nay đã hoàn lương. Mỗi lần nhớ lại những ngày tháng trong tù anh vẫn còn sợ hãi
Anh Lô Văn Tiếp, người từng vào tù vì ma túy nay đã hoàn lương. Mỗi lần nhớ lại những ngày tháng trong tù anh vẫn còn sợ hãi.

Hồi sinh sau cơn bão ma túy

Đó là Na Pục của những năm 90 thế kỷ trước. Giờ đây cuộc sống người dân bản Na Pục đã có nhiều thay đổi, số người nghiện ma túy không còn, trừ 3 người đang được đưa đi cai nghiện. Trong số hơn 20 người đi tù vì buôn bán trái phép chất ma túy nay chỉ còn 6 người chưa mãn hạn tù, số còn lại đã trở về với cuộc sống đời thường. Những người "một thời vang bóng" với "nàng tiên nâu" như ông Lô Văn Thơ, Lô Văn Tiếp, Lô Văn Biệt,… nay đã giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế, quên đi mặc cảm tù nhân.

Ông Lô Văn Thơ đã biết đứng lên làm lại từ đầu sau những tháng ngày lầm lỡ. Giờ đây vợ chồng ông Thơ đang lập trang trại phát triển kinh tế để làm lại cuộc đời.

Còn anh Lô Văn Tiếp, người từng lĩnh án 8 năm tù, tâm sự: “Thời gian trong tù tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Con cái mình đã lớn, thằng cả học đại học Vinh, tôi không thể mãi là phạm nhân, phải làm cái gì đó để con cái không phải xấu hổ vì mình. Sau khi ra tù tôi đã cùng vợ làm ăn, nuôi con ăn học”.

Chị Lữ Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND xã Châu Thôn, cho biết: “Từ năm 2009 đến nay cuộc sống của bà con ở Na Pục đã có nhiều thay đổi. Những người ra tù đã tu chí làm ăn, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo. Số người nghiện trong làng không còn, tình trạng buôn bán may túy cũng lùi xa”.

Cuộc sống của người dân ở Na Pục đang dần thay đổi sau "cơn bão" ma túy hoành hành. Những con người lầm lỡ một thời đang cùng nhau làm lại cuộc đời. Chúng tôi cảm nhận rõ sự hồi sinh mạnh mẽ đang diễn ra ở nơi một thời được mệnh danh là bản không chồng.

Theo Phạm Hòa-Văn Lương
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Vun đắp tình đoàn kết, mở rộng hợp tác thanh niên Việt Nam - Campuchia
Vun đắp tình đoàn kết, mở rộng hợp tác thanh niên Việt Nam - Campuchia
TPO - Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn do Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thanh niên Đảng Nhân dân Campuchia và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia. Nhiều nội dung liên quan đến vun đắp, phát huy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, mở rộng lĩnh vực tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác thanh niên Việt Nam – Campuchia đã được trao đổi, chia sẻ.
22 nam thanh nữ tú vào chung kết Sinh viên thanh lịch 2024
22 nam thanh nữ tú vào chung kết Sinh viên thanh lịch 2024
TPO - Trải qua các vòng sơ khảo và bán kết, cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2024 đã lựa chọn được 22 thí sinh vào tranh tài trong vòng chung kết. Đây là những gương mặt nổi bật nhất trong số 200 sinh viên đến từ 40 trường cao đẳng, đại học, học viện trên cả nước.