10. Stay Another Day (1994): Đã gần ba thập kỷ kể từ khi Stay Another Day của nhóm nhạc nam East 17 được phát hành. Bài hát nói về cái chết bi thảm của anh trai Tony Mortimer, thành viên ban nhạc. Vì điều đó, một số nhà phê bình chỉ ra nó không nên được coi là một bài hát Giáng sinh giữa các đối thủ có giai điệu vui nhộn. Dù vậy, theo The Independent, giai điệu theo chủ đề mùa đông kiếm được khoảng 118.000 USD mỗi năm. Ảnh: IG. |
9. Mistletoe and Wine (1988): Bài hát mang đến không khí lễ Giáng sinh ấm cúng, với ca từ về cây tầm gửi, rượu vang, lửa bao quanh khúc gỗ và những món quà dưới gốc cây thông. Bản hit của Cliff Richard thu về khoảng 120.000 USD mỗi năm. Ảnh: Reuters |
8. 2000 Miles (1983): Bản ballad của The Pretenders vang lên trong video âm nhạc đầy tuyết, nhưng không nhằm mục đích lễ hội. Theo Smooth Radio, nó được cho là để tưởng nhớ một trong những thành viên sáng lập của ban nhạc, James Honeyman-Scott, qua đời vì suy tim do cocaine vào năm 1982 ở tuổi 25. Telegraph cho biết nhóm kiếm được 125.000 USD mỗi năm. Ảnh: IG. |
7. Stop The Cavalry (1978): Thường được phát trên đài phát thanh vào cuối năm, Stop the Cavalry của Jona Lewie thực sự không liên quan nhiều đến Giáng sinh. Chủ nhân bản hit giải thích trên Gold Radio UK rằng nó mang chủ đề phản chiến. Lời bài hát có đề cập đến những người lính dũng cảm trong chiến tranh, với điệp khúc mang tính biểu tượng: "Tôi ước mình được ở nhà vào dịp Giáng sinh". Ca/nhạc sĩ người Anh kiếm được 145.000 USD/năm từ bài hát này. Ảnh: IG. |
6. Wonderful Christmastime (1979): Tập trung vào đúng chủ đề lễ hội, bài hát do nghệ sĩ guitar bass của The Beatles, Paul McCartney, không thể thiếu trong dịp Giáng sinh. Nó mang về khoảng 315.000 USD/năm. Ảnh: AP. |
5. Last Christmas (1986): Bản tình ca được Wham!, nhóm nhạc của hai thành viên người Anh George Michael (1963-2016) và Andrew Ridgeley (59 tuổi), thể hiện lần đầu vào năm 1986. Nó vẫn duy trì độ nổi tiếng đến tận bây giờ, với nhiều nghệ sĩ hiện đại như Taylor Swift, Ariana Grande, Miley Cyrus, Gwen Stefani và Rita Ora... hát lại. Không khó hiểu sau gần 4 thập kỷ, Last Christmas vẫn kiếm được 365.000 USD/năm. Ảnh: Getty Images. |
4. White Christmas (1942): Bài hát được ca sĩ hát rong Bing Crosby (1903-1977) hát lần đầu nhưng chỉ đến khi các nghệ sĩ như Michael Bublé, Frank Sinatra, Lady Gaga và Elvis Presley cover mới trở nên phổ biến. Bản ballad do nhạc sĩ huyền thoại Irving Berlin sáng tác cho bộ phim Holiday Inn, mang nội dung buồn. Theo Country Living, con trai ba tuần tuổi của Berlin qua đời vào ngày Giáng sinh và người ta tin rằng bài hát có thể là một lời tri ân dành cho cậu bé xấu số. Ca khúc thu về 400.000 USD/năm. Ảnh: Keystone. |
3. All I Want for Christmas is You (1994): Bài hát gắn liền với tên tuổi diva Mariah Carey luôn leo Top 1 các bảng xếp hạng âm nhạc Âu – Mỹ vào mỗi mùa Giáng sinh. Đề cập đến trái tim thổn thức của cô gái đang đắm chìm trong tình yêu, All I Want for Christmas is You mang đến làn gió mới giữa vô vàn ca khúc chỉ tập trung vào Giáng sinh truyền thống. Mỗi năm, Mariah Carey kiếm được 485.000 USD cho bản hit không bao giờ lỗi thời này. Ảnh: YouTube. |
2. Fairytale of New York (1988): Gần 4 thập kỷ trôi qua, bài hát phản Giáng sinh của The Pogues and Kirsty MacColl không ngừng thu về 485.000 USD mỗi năm. Nội dung kể về cuộc cãi vã giữa một cặp đôi. Lời bài hát gốc gây tranh cãi do ngôn ngữ tục tĩu. Tuy nhiên, giai điệu lại được yêu thích lột tả được cảm xúc cay đắng, lạc lõng trong các buổi tụ tập lễ hội ồn ào. Ảnh: Getty Images. |
1. Merry Christmas Everybody (1973): Bài hát của ban nhạc rock người Anh Slade dẫn đầu bảng xếp hạng thu về khoảng 1,2 triệu USD/năm. Đồng sáng tác kiêm ca sĩ Noddy Holder (76 tuổi) cho biết giai điệu này được viết để phản ánh lễ Giáng sinh truyền thống của một gia đình người Anh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang làm tê liệt thời đại. Ảnh: IG. |