Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2... Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Tuy nhiên không có cách chữa bệnh nào như nhét tỏi vào mũi để chữa nghẹt mũi hay bất cứ chứng bệnh nào ở mũi cả. Đây hoàn toàn là cách chữa bệnh kiểu truyền miệng, không có căn cứ khoa học", vị lương y khẳng định.
Theo chuyên gia, đúng là nghe qua thì có vẻ rất hợp lý bởi tỏi giàu tính kháng khuẩn, tuy nhiên, tác dụng chưa thấy rõ thì bạn có nguy cơ đối mặt với mặt trái mà nó đem lại. Trong đó rõ nhất là khả năng tỏi gây tổn thương niêm mạc mũi, gây bỏng rát, nên những ai đang có ý định làm rất có thể gây phản tác dụng khi nhét tỏi vào mũi.
Theo BS. Đỗ Anh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tỏi cũng có hiệu quả trong điều trị khàn tiếng, long đàm và ho.
Trong dân gian Việt Nam, người ta cũng thường dã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ, khi trẻ có dấu hiệu cảm cúm, ngẹt mũi.
Còn trong trường hợp bé bị ngạt mũi, bác sĩ thường chỉ định rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý chừng 5 lần/ngày. Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nên ngâm ấm nước muối ấm rồi nhỏ vào mỗi bên mũi của bé theo độ tuổi.
Để giảm phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ, tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cẩn thận, giữ ấm cho trẻ, hạn chế đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, môi trường lạ, giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.
Nước tỏi gây viêm mũi cho trẻ
Theo BS. Đỗ Anh khuyến cáo: Tỏi có chứa sunfua, nhiều axit amin, các muối khoáng nhưgermani, selen, kẽm và vitamin A, B, C. Đáng ngại hơn, sau khi nhỏ nước ép tỏi, chị thấy niêm mạc mũi con đỏ hồng. Bé trở nên khó chịu, hay cáu khóc. Vì niêm mạc mũi của bé bị kích ứng mạnh với sức nóng, cay từ tỏi nên bị ửng đỏ. Rất may là mới ở mức độ nhẹ, chưa bị bỏng niêm mạc mũi.
Nhất là nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm. Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ.
Việc người lớn thường xuyên nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ để trị ngạt mũi sẽ khiến trẻ dễ bị viêm mũi, viêm xoang. Vì nước tỏi cay, nóng sẽ ảnh hưởng tới màng mũi của trẻ (vốn đã mỏng và nhạy cảm). Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ, nhất là nước tỏi đậm đặc. Việc lạm dụng muối sinh lý cũng không tốt cho trẻ. Chỉ trong những trường hợp bị viêm mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… thì mới nên dùng muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt sẽ giúp thuốc có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh, con không bị ngạt, sổ mũi ngày cũng nhỏ cho con 5-7 lần để rửa mũi là điều không nên. Vì lúc này, mũi đang ở trạng thái bình thường, việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi. Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm xoang, viêm phổi.