Bác sĩ cảnh báo người bệnh sốt xuất huyết điều quan trọng này

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thời tiết đang nắng gắt và mưa nhiều, là giai đoạn thuận lợi cho muỗi sinh sôi và gây sốt xuất huyết (SXH). Bài viết cung cấp những kiến thức về thuốc, thông qua sự tư vấn của bác sĩ để giảm thiểu tai biến từ căn bệnh SXH này.

Khi bị sốt làm sao để xác định đó là bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là loại bệnh nguy hiểm, do virus Dengue gây ra. Khi có những biếu hiện như sốt cao liên tục 3 - 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn, tiêu chảy… thì khả năng cao là bạn đã mắc SXH. Thử máu là biện pháp đơn giản và chính xác nhất để xác định bệnh.

Bác sĩ cảnh báo người bệnh sốt xuất huyết điều quan trọng này ảnh 1

Thử máu là biện pháp đơn giản và chính xác nhất để xác định bệnh.

Theo BS. Bùi Long (BV Hữu Nghị Hà Nội), sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm sẽ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh. Thông thường từ ngày thứ 4, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.

Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần là đã được miễn dịch, điều này chỉ xảy ra ở một số căn bệnh, ví dụ như bệnh quai bị mà thôi.

SXH ở nước ta có 4 type khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó, nhưng vẫn có thể mắc 3 type còn lại. Vì vậy một người có thể bị mắc sốt xuất huyết nhiều lần.

Điều trị SXH tại nhà cần ghi nhớ những tên thuốc chống chỉ định

Thông thường bệnh nhân SXH phải đến bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên có những trường hợp mới chớm mắc bệnh, chưa được chẩn đoán SXH, người bệnh thường tự điều trị tại nhà, dùng thuốc không theo chỉ định nên dễ dùng phải những thuốc chống chỉ định hoặc bất lợi cho bệnh SXH.

SXH gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Tuy nhiên, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh SXH thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Các thuốc không được dùng khi mắc SXH là:

Aspirin: là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau rất thông dụng. Vì tác dụng hạ sốt này mà đôi khi chúng ta cho bệnh nhân dùng thuốc vì nóng lòng chặn lại cơn sốt đang tăng cao. Tuy nhiên đây lại là loại thuốc hàng đầu chống chỉ định với bệnh SXH. Điều này được lý giải là do, trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Bác sĩ cảnh báo người bệnh sốt xuất huyết điều quan trọng này ảnh 2

Aspirin là thuốc hàng đầu chống chỉ định với căn bệnh SXH.

Riêng với trẻ em bị SXH thì aspirin lại càng gây hậu quả trầm trọng hơn. Nó là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn là gây xuất huyết đường tiêu hóa, không cầm được chảy máu, dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch, tử vong. Hơn nữa, aspirin có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ, khiến trẻ giảm hoặc suy hô hấp, đặc biệt gây co thắt phế quản, làm nặng thêm bệnh hen.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: đa số các thuốc trong nhóm như: diclofenac, ibuprofen, piroxicam… có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt nhanh. Trong đó ibuprofen được dùng nhiều nhất để hạ sốt, kể cả trẻ em. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các thuốc kháng viêm không steroid đều có các đặc tính này (với các mức độ khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH khó cầm.

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và không diệt được virut. SXH do virut gây ra, vì vậy thuốc kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng khi mắc SXH, trừ trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (như bệnh nhân nặng phải thở máy, bệnh nhân đang kèm viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu…). Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ gây tai biến. Đối với trường hợp SXH bắt buộc phải dùng kháng sinh, hết sức lưu ý các hoạt chất có thể làm giảm số lượng tiểu cầu (như cetriaxone, vancomycin, sulfonamide). Khi bệnh nhân SXH có biểu hiện suy gan, suy thận, thì các kháng sinh gây độc cho gan và thận phải được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng (như amikacin, ciprofloxacin…).

Bác sĩ cảnh báo người bệnh sốt xuất huyết điều quan trọng này ảnh 3

Với căn bệnh như SXH, an toàn nhất là uống thuốc theo đơn bác sĩ.

Các thuốc khác: thuốc corticoid không được khuyến cáo sử dụng trong bệnh SXH do không được chứng minh là có hiệu quả, mà thậm chí còn gây hại như tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một số thuốc khác cũng có khả năng làm giảm tiểu cầu như thuốc giảm tiết dịch vị (ranitidin, cimetidin), nên tránh dùng cho bệnh nhân SXH.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.