> Cần ‘liều thuốc’ mạnh cho thị trường USD
Một là, dòng vốn đang có xu hướng rời khỏi các thị trường đang nổi để trở lại các nền kinh tế phát triển, do chính sách siết chặt tiền tệ.
Điều này có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế ở chính các nền kinh tế phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng. Thị trường chứng khoán ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã sụt giảm ở mức hai con số trong năm 2011.
Tình thế hiện nay tạo cho đồng USD vị thế cao trong rổ ngoại tệ mạnh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2011 nhanh gấp ba lần kinh tế Anh, Nhật Bản và khu vực đồng euro. Lãi suất ở các nền kinh tế phát triển mới đây đã tăng cao nhưng không tác động đến đồng USD.
Hai là, đồng USD đang lấy lại giá trị so với các đồng tiền mạnh khác như đồng franc Thụy Sĩ và đồng yen Nhật Bản. Đồng franc và đồng yen hiện đang là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất như là đồng tiền dự trữ khi làn sóng buôn bán tiền tệ (vay đồng tiền lãi suất thấp để mua đồng tiền lãi suất cao) đang thịnh hành.
Trong khi hầu hết lãi suất ngắn hạn trên toàn cầu đều xấp xỉ 5% trong giai đoạn cuối của thời kỳ bùng nổ tín dụng toàn cầu, việc lãi suất ở Thụy Sĩ và Nhật Bản vẫn ở mức gần 0% đã tạo động lực để các nhà đầu tư vay đồng yên và franc để mua các đồng tiền suất cao.
Tuy nhiên, tình hình hiện đã thay đổi khi lãi suất đồng loạt tăng cao trong vài tuần qua đã giúp đồng USD phá vỡ xu thế giảm suốt 8 tháng qua so với đồng franc và đồng yen. Trong bối cảnh đồng franc bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và còn đồng yên chịu sức ép từ triển vọng ảm đạm của kinh tế Nhật Bản, xu thế này của đồng đô la Mỹ có thể kéo dài.
Ba là, đồng USD đang ở vị thế tốt để các nhà đầu tư mua vào. Các biểu đồ về đồng USD cho thấy các chu kỳ về các chỉ số so sánh của USD dài trung bình khoảng 7 năm. Các biểu đồ này cũng cho thấy đồng USD sẽ tiếp tục vị thế cao trong rổ tiền tệ toàn cầu.
Theo Anh Tuấn
Thông Tấn Xã Việt Nam