Vì vậy, người phỏng vấn có thể quan sát và hiểu rõ bạn thông qua cử chỉ.
Chuẩn bị kĩ càng trước khi đi phỏng vấn xin việc là rất cần thiết đối với bất kì ai. Hãy chịu khó dành chút thời gian để đảm bảo rằng bạn biết bạn đang nói gì, cam kết những gì và chứng mình được rằng bạn là người có năng lực phù hợp mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Để vượt qua vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo 3 bí quyết sau:
Thái độ tích cực
Trước khi đối diện nhà tuyển dụng, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến để có thể tự tin khi trình bày. Nêu rõ các ý tưởng theo trình tự sau và tập trung cao độ sẽ tăng sức thuyết phục cho bạn.
- Kể ra ba điểm mạnh nhất của bạn.
- Kể ra ba điểm yếu của bạn và cách bạn cải thiện chúng.
- Kể ba tính chất của một công việc mà bạn thích .
- Kể ra những khả năng nổi trội của bạn cho công việc ấy.
- Đưa ra ba lý do bạn muốn làm việc cho công ty này.
Ngôn ngữ cử chỉ
Một nghiên cứu do Women24 tiến hành gần đây cho thấy, khoảng 65- 70% quyết định tuyển dụng là dựa vào ngôn ngữ cử chỉ của ứng viên khi phỏng vấn. 55% những suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta sẽ được biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể và bạn không phải lúc nào cũng ý thức được về những gì cơ thể mình đang tiết lộ. Vì vậy, người phỏng vấn có thể quan sát và hiểu rõ bạn thông qua cử chỉ.
Bạn đã bao giờ nghĩ đến những thay đổi trong ngôn ngữ cử chỉ của mình chưa? Chẳng hạn như khi phỏng vấn, bạn nên ngồi chỗ nào, gần hay xa người phỏng vấn, tư thế ngồi, nụ cười, ánh mắt…. nên thế nào. Tất cả những cử chỉ nhỏ ấy có thể sẽ mang ý nghĩa mấu chốt đối với sự nghiệp của bạn.
Giọng nói
Giọng nói cũng góp phần củng cố thêm hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng thể hiện hết sự quan tâm và lòng nhiệt thành của mình đối với công việc đấy nhưng đừng cho rằng những gì bạn nói và cách bạn nói không ảnh hưởng gì. Không chỉ cử chỉ, giọng điệu cũng là một nhân tố giúp người tuyển dụng đánh giá đúng ứng viên.
Vì thế, bạn nên tạo những thói quen sau để có thể có được kết quả tốt khi phỏng vấn:
- Nói to rõ để người khác có thể nghe được
- Nói có điểm nhấn, dễ nhớ, dễ hiểu
- Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh cũng không quá chậm
- Nói một cách tự nhiên, chân thành, không vòng vo
Bên cạnh việc cải thiện kĩ năng nói của mình, khi phỏng vấn bạn cũng nên biết cách lắng nghe:
- Tập trung lắng nghe
- Nghe xong mới bắt đầu phân tích câu hỏi
- Đáp lại một cách tích cực như gật đầu và mỉm cười.
- Nghĩ ra một câu hỏi để có thể đặt ra cuối cuộc phỏng vấn.
Theo Hải Như
Theo Women24/Infonet