ATM dịp Tết: Vừa rút tiền vừa run

ATM dịp Tết: Vừa rút tiền vừa run
Sát Tết, giao dịch qua hệ thống ATM lại tiếp tục “nóng”, và các sự cố của nó lại tiếp tục là mối quan tâm của nhiều người.

> Video: Chưa đến Tết, nhiều cây ATM đã hết tiền 

Hình như, cả hệ thống ngân hàng, các “nhà mạng” cho đến đối tượng trực tiếp sử dụng, thụ hưởng các tiện ích này đều thấp thỏm vì... ATM!

Dịp Tết năm nay, một loạt ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để gia cố cho hệ thống máy ATM của mình, như tăng số lần tiếp quỹ, tăng lượng tiền bơm vào..
Dịp Tết năm nay, một loạt ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để gia cố cho hệ thống máy ATM của mình, như tăng số lần tiếp quỹ, tăng lượng tiền bơm vào...

Theo thống kê của Hiệp hội Thẻ Việt Nam, đến cuối 2011 toàn thị trường Việt Nam đã có hơn 40 triệu thẻ ATM. Số lượng thẻ tăng chóng mặt cộng với tần suất giao dịch tăng vọt vào dịp cuối năm (250-300%), bản thân các cây ATM cũng dính nhiều lỗi thiết bị, lỗi đường truyền (bị đứt hoặc gián đoạn)..., hoặc lỗi do hệ thống cung cấp điện không đảm bảo, điện hay bị cắt..., nên bị tắc nghẽn trong giao dịch ATM là điều không thể tránh khỏi.

Đặc biệt, các lỗi này dẫn tới một loạt hệ lụy ảnh hưởng đến người tiêu dùng từ máy ATM tắc, nghẽn, hết tiền, thậm chì đùn ra cả tiền rách!

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cũng liên tiếp tung ra những giải pháp để khắc phục vấn đề. Qua tìm hiểu thực tế, được biết dịp Tết năm nay, một loạt ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để gia cố cho hệ thống máy ATM của mình, như tăng số lần tiếp quỹ, tăng lượng tiền bơm vào...

Mặt khác, để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống ATM cũng như an toàn cho mỗi người tiêu dùng, nhiều ngân hàng thường cắt cử người túc trực, trông nom hệ thống 24/24 giờ đảm bảo giao dịch một cách thông suốt nhất.

Về phía các nhà quản lý mạng, phía công ty thẻ Smartlink cho biết, sẽ không có một hệ thống nào có thể chịu đựng được hàng triệu giao dịch trong một thời điểm. Vì vậy, trước mắt không thể “điều trị” được tận gốc vấn nạn tắc, nghẽn ATM dịp Tết.

Smartlink khuyến cáo, các ngân hàng nên chủ động trong khâu phục vụ khách hàng, nếu có bảo dưỡng máy móc phải dán thông báo cho khách hàng và cung cấp địa chỉ để khách hàng có thể rút ở địa điểm khác. Đặc biệt, nên bố trí người và xe nhằm tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời vì nhiều ngân hàng thông báo và hứa hẹn, nhưng khi làm lại đổ lỗi cho nhiều lý do khách quan như tắc đường, không đủ người... dẫn tới ATM hết tiền, dở chứng.

Đường truyền và hệ thống quản lý dữ liệu ATM tại các ngân hàng là khác nhau, tại mỗi ngân hàng các chi nhánh, khu vực đầu tư công nghệ khác nhau, nên quan trọng hơn, về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành được bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chung, buộc các ngân hàng phải áp dụng theo, nếu không sẽ có chế tài.

Trong khi chờ các ngân hàng, các cơ quan quản lý mạng, thẻ tìm ra giải pháp khả thi để trợ giúp, theo lẽ thường người tiêu dùng lại phải tìm còn đường phòng thân quen thuộc: tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để khi xảy ra sự cố còn biết đường mà “chạy”.

Thứ nhất, đối với “tai nạn thương tâm” như thẻ bị nuốt, các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo: nếu bị nuốt thẻ tại máy ATM của chính ngân hàng giao dịch, chủ thẻ liên hệ với số điện thoại đường dây nóng được dán trên máy sẽ được ngân hàng đó giải quyết trả thẻ ngay (nếu máy ATM nuốt thẻ nằm ở trung tâm).

Thứ hai, Tết là cao điểm rút tiền, nhưng hiện hệ thống ATM đã nối kết với nhau, do vậy khách hàng có thể rút tiền ở nhiều máy ATM khác nhau, không nên tập trung quá nhiều vào máy của ngân hàng phát hành thẻ dẫn đến quá tải, phải chờ đợi. Với máy ATM có dấu hiệu không bình thường hoặc nghi ngờ có sự cố, khách hàng không nên cố giao dịch mà nên tìm đến máy ATM của ngân hàng khác.

Theo Thành Tâm
VnEconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG