Các loại máy bay chiến đấu dưới đây đều rất thô sơ với 2 tầng cánh và động cơ cánh quạt. Thời đó vũ khí trên máy bay cũng chỉ mới có súng máy với khả năng khai hỏa cũng không lấy gì làm mạnh mẽ.
Phi công Đức gần Rheims của Pháp. Phi công trong Thế chiến I được coi là những người anh hùng, hào hiệp trong trí tưởng tượng của công chúng bởi vì giữa những trận chiến bế tắc lầy lội trong “chiến tranh chiến hào”, tác chiến trên không có vẻ là một điều hào nhoáng.
Đây dường như là một chiếc máy bay vũ trang của Đức ở Ba Lan. Nó được sử dụng chủ yếu để trinh sát trên không trong những ngày đầu của Thế chiến thứ nhất.
Một chiếc máy bay Pfeil-Eindecker của Đức. Nó bay lần đầu tiên vào mùa hè năm 1913 và được mô tả như một máy bay ổn định. Thật không may là sự ổn định ấy khiến nó không thể cơ động nhanh hơn so với các đối thủ.
Một phi công máy bay Albatros của Đức được sĩ quan giao nhiệm vụ. Máy bay được giới hạn ở trinh sát hình ảnh, chỉ thị mục tiêu pháo binh và tuần tra liên lạc nhằm theo dõi tiến trình một trận đánh và liên lạc giữa mặt trận với tuyến sau. 6 cái ống ở đầu máy bay là để làm mát động cơ bằng nước.
Phi công Burri người Thụy Sĩ chụp hình trên lưng ngựa bên cạnh chiếc máy bay hai tầng cánh của ông tại Bulgaria. Tháng 1/1913, Burri lái máy bay cho quân Pháp trong Thế chiến I. Trong ảnh là chiếc máy bay Sommer R-3 hai tầng cánh dùng để trinh sát của quân đội Bulgari.
Sĩ quan Đức nói chuyện với một phi công bên chiếc máy bay của anh ta. Chiếc áo khoác lông thú của phi công có lẽ là để phục vụ mục đích giữ ấm cho anh ta trong tình trạng các buồng lái máy bay thời đó đều không đóng kín.
Một chiếc máy bay Deperdussin TT cánh đơn của Pháp. Một số lượng nhỏ các máy bay này đã được sử dụng trong quân sự trong những ngày đầu tiên của Thế chiến I nhưng gặp phải trục trặc do khung cánh khó mỏng manh. Xạ thủ số 2 được đặt ở vị trí phía sau động cơ nhưng không thành công và chiếc máy bay bị loại bỏ vào cuối năm 1914.
Máy bay Zeppelin LZ 16 trong cuộc diễn hành kỵ binh tại Luneville nước Pháp vào tháng 4/1913, nơi mà nó đã hạ cánh sau khi mất tầm nhìn vì thời tiết xấu. LZ 16 đã bay trinh sát qua bầu trời Đông Phổ vào tháng 8/1914 và đánh bom thủ đô Warsaw của Ba Lan vào tháng 9 năm đó.
Một đội súng máy của Đức ngắm bắn các máy bay của Đồng Minh bằng một súng phòng không được đặt trên giá 3 chân. Khi việc sử dụng máy bay vào chiến tranh phát triển cũng là lúc công nghệ chống máy bay tiến bộ.
Một chiếc máy bay BE2a của Không quân Hoàng gia Anh. Bức ảnh này được chụp hồi đầu chiến tranh. Các quan sát viên được sắp xếp ngồi ở buồng lái phía trước của máy bay. Vì thế, dù cho máy bay được vũ trang, khả năng khai hỏa của nó cũng không đáng kể.
Một chiếc thủy phi cơ trinh sát cánh kép FF33 của Đức được đưa vào mặt nước. Thủy phi cơ là một phần quan trọng trong Thế chiến I và đã có một số phi công lái thủy phi cơ đạt danh hiệu “ace”.
Một chiếc Morane Saulnier loại L của Pháp bị quân Đức bắt được trong Thế chiến I. Loại máy bay này đã trở thành máy bay chiến đấu thành công đầu tiên trên thế giới nhờ sự bổ sung súng ở ngay đầu máy bay và khai hỏa dựa trên lỗ hổng cánh quạt, cho phép phi công Pháp tác chiến thuận lợi hơn.
Một chiếc Albatros được vận chuyển trong vùng lân cận Arras, Pháp. Không có nhiều thông tin về bức ảnh này nhưng máy bay đó đã buộc phải hạ cánh gần phía trước do các vấn đề cơ khí và phải kéo về căn cứ để sửa chữa.
Một lính Đức bảo vệ một chiếc máy bay rơi mà dường như là chiếc Farman HF-20. Các máy bay HF-20 được cho là không đủ mạnh mẽ và đã bị chuyển xuống mặt trận thứ cấp.
Anh và Pháp không phải những nước duy nhất sử dụng máy bay kiểu pusher, nghĩa là cánh quạt gắn phía sau. Đây là bức ảnh chụp chiếc máy bay Otto của Đức đang cất cánh từ đường băng bằng gỗ trong những ngày đầu Thế chiến I.
Một chiếc máy bay REP Parasol cánh đơn bị Đức bắt được. Máy bay được thiết kế bởi Robert Esnault Pelterie và được Hàng không Hải quân Anh sử dụng trong những ngày đầu Thế chiến I.
Một chiếc MF-7 của quân đội Nhật. Trong cuộc vây hãm Thanh Đảo – Trung Quốc, một chiếc MF-7 của Nhật đã bị một máy bay của Đức bắn hạ.