Là một trong những nền tảng tiên phong, Tiktok cũng có những update đáng kể để đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng.
Từ trước tới nay, trong chúng ta luôn tồn tại một vấn đề muôn thuở: cha mẹ lo lắng khi con mình bước ra ngoài xã hội, vì ở đó có quá nhiều hiểm nguy và cám dỗ. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay; khi cộng đồng trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì các bậc phụ huynh sẽ còn mang thêm một nỗi lo nữa, đó là “xã hội online”. Do đó, đảm bảo an toàn trực tuyến là một mục tiêu lớn của hầu hết các nền tảng mạng xã hội. Là một trong những nền tảng tiên phong, Tiktok cũng có những update đáng kể để đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng.
Trước hết, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về an toàn trực tuyến, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là một người dùng sử dụng môi trường trực tuyến thiếu an toàn. Biểu hiện của một đời sống xã hội không tốt là khi chúng ta có lối sống không điều độ, thiếu kiểm soát hay không lành mạnh; các mối nguy đến từ môi trường online cũng đến theo cơ chế tương tự. Một số hậu quả thường thấy khi người dùng sử dụng mạng xã hội không toàn có thể kể đến như: mất kết nối với cuộc sống thật do quá mải mê online, gặp các vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt về thị giác; hoặc thậm chí còn có thể gặp nhiều hậu quả khó lường hơn nếu người dùng vô tình gặp phải những phần tử xấu trên môi trường online.
1. Tính năng Digital Wellbeing.
Với giao diện dạng stream, người dùng gần như sẽ không thiếu nội dung để xem trên Tiktok, các video xuất hiện liên tục nối tiếp nhau sẽ dễ khiến cho người dùng quên mất khái niệm thời gian. Vì thế, tính năng Digital Wellbeing ra đời giúp người dùng thiết lập các mốc thời gian sử dụng. Khi tới mốc thời gian này, bạn sẽ được nhắc nhở, qua đó sẽ không còn tình trạng dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng này mà quên đi các công việc còn đang dang dở.
Tránh dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội
2. Tính năng Family Pairing.
Những người dùng trẻ tuổi là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất trên nền tảng mạng xã hội bởi khả năng nhận thức và kiến thức vẫn chưa được hoàn thiện. Bên cạnh chính sách giới hạn độ tuổi (13+), Tiktok vẫn tiếp tục hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình. Tính năng Family Pairing tạo liên kết giữa tài khoản của phụ huynh và con cái, giúp phụ huynh có thể tạo các điều kiện sử dụng Tiktok cũng như hạn chế những nội dung không mong muốn như hạn chée tin nhắn trực tiếp, chế độ tìm kiếm, chế độ bình luận, khả năng hiển thị, video được thích.v.v. Như vậy, với các thao tác đơn giản và dễ hiểu, phụ huynh đã có thể cài đặt để quản lý con em mình.
3. Tính năng hỗ trợ người dùng mắc chứng động kinh cảm quang
Những hiệu ứng ánh sáng nhấp nháy đủ màu có thể rất lôi cuốn và hấp dẫn đối với những người bình thường nhưng có thể là nguyên nhân gây nên các cơn động kinh đối với những người dùng mắc chứng động kinh cảm quang. Tiktok đã kết hợp với một số tổ chức y tế hàng đầu tại Mỹ, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc về chứng động kinh, bao gồm các quỹ, các tổ chức xã hội hoạt động vì người mắc chứng động kinh như Epilepsy Foundation (Quỹ Động kinh), Epilepsy Society (Hội Động kinh), Korea Bureau for Epilepsy (Cục Động kinh Hàn Quốc) và Japan Epilepsy Association (Hiệp hội Động kinh Nhật Bản) nhằm nghiên cứu để đưa ra chức năng phát hiện những video có chứa tác nhân gây co giật. Một cảnh báo sẽ được đưa ra, người dùng có thể ẩn những video không phù hợp. Tiktok hy vọng tính năng này sẽ góp phần giảm thiểu những hậu quả đáng tiếp đối với người dùng của mình
Có thể nói, interrnet và mạng xã hội đang là một công cụ tuyệt với để người dùng khắp nơi có thể giao lưu, kết nối với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần đề cao vai trò của an toàn trực tuyến, để các nền tảng mạng xã hội được hoạt động theo đúng ý nghĩa nhân văn mà nó hướng đến. Với các update mới nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn các mối nguy hiểm online, Tiktok ngầm tuyên bố tham gia vào cuộc chiến chống “các căn bệnh xã hội online” đồng thời cũng khẳng định quyết tâm bảo vệ người dùng của mình.