Ấm ức vì ham hố hàng công nghệ giá rẻ

Ấm ức vì ham hố hàng công nghệ giá rẻ
Ham hố những sản phẩm công nghệ giá rẻ, nhiều người mắc bẫy do quá cả tin vào những chiêu thức bán hàng có tính chất lừa đảo.

Ấm ức vì ham hố hàng công nghệ giá rẻ

Ham hố những sản phẩm công nghệ giá rẻ, nhiều người mắc bẫy do quá cả tin vào những chiêu thức bán hàng có tính chất lừa đảo.

Nên cẩn thận với những chiếc smartphone cũ giá rẻ này
Nên cẩn thận với những chiếc smartphone cũ giá rẻ này.
 

Mất 4 triệu vì smartphone hàng dựng

Hàng dựng được dân trong nghề đặt cho hàng lắp ráp nhiều linh kiện tốt của máy đã qua sử dụng, được thay đổi trong phần mềm sao cho trùng số imei trong máy. Phần lớn mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc, khi về đến Việt Nam được bán “xả hàng”, giá chỉ bằng 60% hàng chính hãng.

Nhiều người không có kinh nghiệm cũng như ham hàng giá rẻ đã phải “ngậm trái đắng”. Do nhặt nhạnh các thiết bị từ các máy đã qua sử dụng rồi lắp ráp lại nên khi hoạt động chúng không đồng bộ. Vì thế, máy hay bị lỗi phần mềm và tốc độ chạy không đạt như hàng chính hãng.

Hưng, sinh viên ĐH Hà Nội, kể, khi mới nhập học, do không đủ tiền để sắm một chiếc smartphone mới, Hưng đành tìm đến những của hàng nhỏ lẻ để chọn cho mình một cái vừa túi tiền. Nhân viên các cửa hàng đưa cho Hưng xem một chiếc iPhone 4S, sau khi kiểm tra kỹ, Hưng quyết định mua với giá 6 triệu. Tuy nhiên, khi dùng một thời gian, cậu phát hiện thấy máy của mình các ứng dụng chạy không được nhanh nưh chiếc iPhone 4S của bạn. Vỏ máy cũng không bóng và sắc nét. Hưng mang ra cửa hàng sửa điện thoại gần nhà hỏi, người bán hàng bảo đây là máy hàng dựng, nếu mua khéo chỉ 2 triệu là cùng.

Được tặng tiền mà mất nhiều hơn

Do túi tiền hạn hẹp, nhất là các đối tượng là sinh viên, việc mua một chiếc máy tính cũ vẫn được nhiều người săn tìm. Nhưng để mua được một chiếc phù hợp với công việc là không hề đơn giản.

Để nâng cấu hình cho một chiếc PC (máy tính bàn), hay Laptop (máy xách tay), với khách hàng ít biết về máy tính sẽ rất khó nhận biết. Các kỹ thuật viên của cửa hàng bán máy cũ chỉ cần dùng thủ thuật đơn giản, trong kỹ thuật gọi là Ép Xung (tăng tốc độ xử lý của chip, có thể lên 30% so với cấu hình ban đầu). Nhờ đó, máy tính sẽ chạy nhanh hơn nhưng cũng càng nhanh hỏng. Nếu không biết, người mua dễ dàng mắc bẫy.

Không chỉ hàng cũ mà ngay cả máy mới có cửa hàng cũng dở đủ mánh khóe với khách. Anh Nguyễn Bá Định (Triều Khúc, Thanh Trì) mua bộ PC của một công ty khá lớn trên phố Lê Thanh Nghị - Hà Nội. Mua xong, anh được trả lại 600.000 và ký vào một văn bản khuyến mại. Sử dụng một thời gian, máy tính của anh hay bị tắt đột ngột. Nghĩ rằng do ổ cứng máy tính bị lỗi nên anh mang đi bảo hành tại FPT. Tại đây, nhân viên cho biết ổ cứng của anh là ổ cũ, đã được lắp ghép nhiều thiết bị khác nên không nhận bảo hành. Nhân viên này còn chỉ cho anh Định thấy trong 5 chiếc ốc trên bảng mạch điện tử của ổ cứng, 1 chiếc không đúng chủng loại.

“Bẫy” hàng trả góp 0% lãi suất

Tuy không còn mới mẻ nhưng chiêu thức bán hàng trả góp 0% lãi suất vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng không có điều kiện mua “đứt” sản phẩm.

Do không đọc kỹ các điều khoản trước khi mua trả góp, nhiều người đành phải chịu mất tiền oan. Thực chất, chiêu kinh doanh này vẫn tính lãi thông thường, thay vì mua một sản phẩm giá gốc và cộng thêm tiền lãi suất theo thời gian, khách hàng phải mua với giá đắt hơn rất nhiều.

Anh Nguyễn Văn Bình, 45 tuổi ở Hoàng Mai (Hà Nội) mua chiếc iPhone 5 cách đây không lâu theo hình thức trả góp không lãi suất với giá gần 18 triệu đồng. Mua xong, anh mới tá hỏa là trên thị trường bán có 14,6-15,5 triệu. Suy đi tính lại, anh thấy giá chênh lệch so với giá thị trường là 2,5 triệu cũng đúng bằng tiền lãi suất trả góp.

Theo Tuấn Linh
Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG