Ám ảnh trẻ đuối nước

Trẻ bị tai nạn thương tích, đuối nước được điều trị tích cực tại khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: LN
Trẻ bị tai nạn thương tích, đuối nước được điều trị tích cực tại khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: LN
TP - Mỗi ngày có hàng chục trẻ bị đuối nước được chuyển đến cấp cứu tại các bệnh viện ở TPHCM, không ít trong số đó đã tử vong. Nỗi đau từ đuối nước do bất cẩn của người lớn dù đã được cảnh báo, nhưng thực tế vẫn ngày một gia tăng ở khắp các địa phương.

> Xử lý trách nhiệm đơn vị thi công

Trẻ bị tai nạn thương tích, đuối nước được điều trị tích cực tại khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: LN
Trẻ bị tai nạn thương tích, đuối nước được điều trị tích cực tại khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: LN.
 

Sơ sẩy một giây đi một mạng

Dù đã được cấp cứu tích cực nhưng các bác sĩ ở Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 bất lực không cứu nổi bé Q.H, 3 tuổi ở Bình Chánh. Trước đó, sau khi chạy ra sau vườn nhà chơi, bé H. đứng bờ ao nuôi cá, với quả bóng bị rơi và té xuống. Mẹ bé H. không thấy con đâu chạy ra vườn tìm thì phát hiện dấu tích của cháu ở bờ ao.

Mặc dù vớt được H. lên và đưa đi cấp cứu nhưng sau hơn 2 giờ ở bệnh viện em đã không qua khỏi. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi ở BV này.

Không chỉ đuối nước ở ao hồ, kênh rạch, sông suối, hồ bơi…không ít trẻ còn có thể bị nạn từ những vật chứa nước trong nhà. Trường hợp của bé T.K 10 tháng tuổi, ngụ ở quận 8 là ví dụ. Trong lúc chăm con để vợ đi chợ, anh Hải lai rai với bạn nên quên mất con. Khi nhớ đến thì thấy con đã cắm đầu vào lu nước để sau nhà. Vội vàng đưa con tới BV Nhi đồng 1 cấp cứu nhưng tại đây, các bác sĩ cho biết T.K. đã tử vong do ngạt nước.

Tuần qua, một trẻ 2 tuổi khác ở quận Thủ Đức đã tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 2 chỉ vì té vào xô nước trong nhà tắm. Theo người nhà nạn nhân cho biết, trong lúc chuẩn bị tắm cho con, mẹ bé đi lấy quần áo rồi nghe điện thoại. Khi trở vào thì con trai đã cắm đầu vào xô nước. Dù đã được cấp cứu tích cực nhưng do thời gian ngạt quá lâu nên trẻ tử vong.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh- Phó phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2, từ đầu năm đến nay, có khoảng 700 trường hợp nhập viện do tai nạn ở trẻ, trong đó đuối nước chiếm 40%. Theo thống kê của Phòng Trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TPHCM, trong năm 2010 trên địa bàn TPHCM đuối nước đã cướp đi sinh mạng 22 trẻ từ 14 tuổi trở xuống. Từ đầu năm đến nay đã có 30 trẻ tử vong vì nạn đuối nước và té vào nước gây tử vong.

Gia đình là rào chắn

Bác sĩ Minh Tiến- Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết hầu hết trường hợp đuối nước xảy ra với trẻ chủ yếu là do không có sự giám sát chặt chẽ từ người lớn khi chúng bơi lội, chơi đùa trong ao, trên sông. Tại hội nghị phòng chống đuối nước diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia cho biết gia đình là rào chắn quan trọng bảo vệ trẻ trước các tai nạn thương tích nhưng thực sự không ít gia đình vẫn chưa bảo vệ được trẻ.

Để phòng đuối nước, ngạt nước bác sĩ Minh Tiến khuyến cáo khi trẻ bị ngạt nước nếu được phát hiện sớm và sơ cứu đúng cách tại chỗ thì khi đến bệnh viện các bác sĩ mới có thể hồi sức cứu sống trẻ mà không để lại những di chứng sau này. Không nên mất nhiều thời gian vào việc xốc nước vì làm chậm thời gian sơ cứu nạn nhân sẽ dẫn đến tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng mà tập trung sơ cứu tại chỗ đúng cách.

Theo đó, khi trẻ bị đuối nước, ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi nước, đặt nằm chỗ khô ráo và thoáng. Nếu trẻ tím tái không thở, phải thổi ngạt ngay bằng cách áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ, thổi 2 lần liên tiếp. Sau đó thổi theo nhịp cứ 4 giây cho một lần thổi cho đến khi trẻ thở lại đều.

Theo bác sĩ Hải Thoa, BV Nhi đồng 1, khi trẻ bị ngạt nước làm tim ngừng đập, thực hiện ấn tim ngay sau thổi ngạt. Ấn vùng 1/2 dưới của xương ức đều đặn. Ấn tim và thổi ngạt cho đến khi tim đập lại và trẻ thở đều, hồng hào. Còn trường hợp trẻ bất tỉnh nhưng vẫn còn thở, cho trẻ nằm nghiêng một bên để nước từ đường thở, trong bụng ra ngoài và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ té vào ao phân heo suýt chết

Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1 vừa cứu sống bệnh nhi H. H. Đ. 21 tháng tuổi, ngụ tại Bình Phước trong tình trạng lơ mơ, khó thở, tím tái sau khi ngạt nước phân heo.

Theo bệnh án, trong lúc mẹ lo nấu ăn, Đ. đi chập chững ra sau nhà rồi té xuống ao phân heo sau nhà. 5 phút không thấy con, mẹ Đ ra sau nhà thì phát hiện bé nằm trong ao phân và vớt lên rồi đưa đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển lên BV Nhi đồng 1. Tại đây, Đ. Được các bác sỹ điều trị tích cực.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.