1. Ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tàu ngầm?
-
icon
Leonardo da Vinci
-
icon
Pablo Picasso
-
icon
Vincent Willem van Gogh
Đáp án A. Khái niệm về một con tàu có thể chìm dưới nước và sau đó xuất hiện trở lại đã có từ cuối những năm 1400, khi nghệ sĩ và nhà phát minh thời Phục hưng người Ý Leonardo da Vinci tuyên bố tìm ra phương pháp cho một con tàu chìm xuống đại dương trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, da Vinci từ chối tiết lộ khám phá của mình với thế giới vì lo ngại liên quan đến các hành động ám sát dưới đáy biển. Leonardo da Vinci sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 – 23 tháng 4 theo lịch Gregory hiện nay – tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 – 11 tháng 5 theo lịch Gregory hiện nay – năm 1519 tại Amboise, Pháp. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Đặc biệt trong lĩnh vực hội họa, ông đã để lại cho đời những kiệt tác bằng bức bích học Bữa ăn tối cuối cùng tại Tu viện Saint Maria delle Grazie (Milan – Ý), bức chân dung phụ nữ La Gioconda hay Mona Lisa với nụ cười bí ẩn...
2. Chiếc tàu ngầm đầu tiên có khung làm bằng gì?
-
icon
Khung gỗ
-
icon
Khung sắt
-
icon
Khung đồng
Đáp án C. Chiếc tàu ngầm đầu tiên ra đời năm 1620 bởi nhà sáng chế người Hà Lan Cornelis Drebbel. Sinh năm 1572 tại Alkmaar, Hà Lan, Cornelis Jacobszoon Drebbel học tiểu học tại địa phương, sau đó vào Học viện Harleem. Ông trở thành học trò của nhà điêu khắc nổi tiếng Hendrick Goltzius. Dù ban đầu học về điêu khắc, Drebbel sớm nhận ra niềm đam mê đặc biệt với giả kim thuật và phát minh cơ khí. Sau đó, ông được cấp bằng sáng chế máy chuyển động vĩnh cửu nhờ tác động bởi những thay đổi về áp suất và nhiệt độ khí quyển. Phát minh này giúp danh tiếng của Drebbel nổi lên trong giới khoa học và quý tộc châu Âu. Thời gian sau, ông đến Anh theo lời mời của vua Jame I, người đã khuyến khích ông tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Rất nhiều phát minh được gán cho Cornelis Drebbel như phát minh ra kính hiển vi phức tạp đầu tiên bằng cách sử dụng hai thấu kính lồi, một loạt dụng cụ quang học, nhiệt kế, loại thuốc nhuộm đỏ tươi và lò tự điều chỉnh. Tuy nhiên, phát minh nổi tiếng và giúp nhiều người biết đến cái tên Cornelis Drebbel nhất là chiếc tàu ngầm có thể điều chỉnh hướng đầu tiên mà ông thiết kế và chế tạo khi làm việc cho Hải quân Hoàng gia Anh. Năm 1620, Cornelis Drebbel tạo ra chiếc tàu ngầm đầu tiên có thể điều hướng bằng khung gỗ bọc da. Một bài báo của BBC gần đây mô tả tàu ngầm của Drebbel như sau: “Toàn bộ tàu được bao phủ bằng da được quét dầu nhờn, một cái cửa có thể ngăn nước ở giữa, một bánh lái và 4 mái chèo. Dưới ghế của 4 người chèo là những túi da dê lớn, nối với nhau bằng đường ống ra ngoài”. Sợi dây thừng được sử dụng để thắt chặt các túi rỗng. Khi lặn xuống, sợi dây được tháo ra và túi đầy nước. Khi muốn nổi lên, nhóm người lái sẽ ép phẳng các túi, tống nước ra ngoài.
3. Vị vua đầu tiên nào được trải nghiệm đi lại bằng tàu ngầm ?
-
icon
Vua James I
-
icon
Vua William 1
-
icon
Vua Henry 1
Đáp án A. Sau khi tạo ra chiếc tàu ngầm đầu tiên, trong khoảng 4 năm tiếp theo từ 1620-1624, Cornelis Drebbel tiếp tục xây dựng thành công và thử nghiệm thêm 2 tàu ngầm nữa, cái sau lớn hơn cái trước. Mô hình tàu ngầm thứ ba có 6 mái chèo và có thể chở 16 người. Trong lần thử nghiệm trước sự chứng kiến của vua James I và hàng nghìn người ở London, tàu lặn trong khoảng 3 giờ, có thể di chuyển từ Westminster đến Greenwich và ngược lại, lặn sâu từ 4-5 mét. Nhà phát minh Drebbel thậm chí còn mời vua James vào trong tàu khi thử nghiệm ở sông Thames, giúp James I trở thành vị vua đầu tiên được di chuyển dưới nước bằng tàu ngầm. Dù thực hiện rất nhiều cuộc thử nghiệm ở sông Thames và có sự ủng hộ của nhà vua, phát minh của Drebbel không đủ để thu hút sự quan tâm của Hải quân Hoàng gia và không bao giờ được sử dụng trong chiến đấu. Dù tài năng và có nhiều phát minh nổi tiếng nhưng do lối sống xa hoa của vợ, suốt cuộc đời Drebbel luôn phải đối mặt các rắc rối tài chính và thường xuyên rơi vào cảnh túng quẫn. Những năm cuối đời, nhà phát minh vĩ đại sống trong điều kiện cận nghèo và kiếm sống bằng cách quản lý một nhà nghỉ. Ông qua đời ngày 7/11/1633.
4. Chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên ra đời năm nào?
-
icon
1776
-
icon
1777
-
icon
1775
Đáp án B. Chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên Thế giới ra đời ở Mỹ vào Thế kỷ XVIII, trong thời gian nước này bị quân Anh chiếm đóng. Vào mùa Hè năm 1775, Hải quân Anh phong tỏa rất chặt vịnh New York. Mọi hướng ra, vào cảng đều bị các tàu chiến Anh bịt kín. Đã vài lần, người Mỹ tìm cách phá vòng vây. Vào những đêm khuya, tối trời, quân Mỹ bí mật dùng một số tàu và xuồng máy loại nhỏ vượt biển nhưng không thành công. Những tàu, xuồng này hoặc bị bắn chìm hoặc bị quân Anh bắt sống. Việc tiếp tế, thông thương với bên ngoài của cảng New York lúc ấy đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn gấp bội... Đúng vào những lúc khó khăn nhất, kỹ sư hàng hải David Busnell - một học viên xuất sắc vừa tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Ielsk đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc tàu đặc biệt. Chiếc tàu này có thể đi ngầm dưới mặt nước, bí mật mang mìn tiếp cập và đánh chìm các tàu chiến to lớn của Hải quân Anh, giải phóng thành phố. Đến mùa Xuân năm 1776, chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên thế giới ra đời. Nó có hình ...quả trứng. Cao: 2 mét. Đường kính thân rộng: 0,9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có đúng ...1 người. Nhân viên duy nhất kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, chức năng: Thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy và thủy thủ chiến đấu. Vào đêm tối ngày 6 tháng 9 năm 1776, Trung sỹ Hải quân Mỹ Izra Lee - Một lính thủy can đảm và dũng cảm, quê ở bang Connecticut, đã nhận một nhiệm vụ hết sức đặc biệt : Điều khiển con tàu ngầm đầu tiên mang mìn, tiến công các tàu chiến của Hải quân Anh đang neo đậu ngoài khơi vịnh New York.
5. Thế hệ tàu nguyên ngầm nguyên tử của Mỹ khởi đầu từ năm nào?
-
icon
1950
-
icon
1952
-
icon
1954
Đáp án C. USS Nautilus của Hải quân Hoa Kỳ, năm 1954 khởi đầu cho thế hệ tàu ngầm nguyên tử. Lò phản ứng nguyên tử không cần dùng đến không khí, tạo ra nhiệt lượng cần thiết cho những tuabin hơi và tránh được nhu cầu phải thường xuyên nổi lên mặt biển. Tàu có thể ở một thời gian rất dài dưới mặt nước và chạy với vận tốc cao trên một hải trình dài hầu như vô tận. Hạn chế duy nhất của tàu ngầm là tiếp tế lương thực, và cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi hay được thay thế trong khoảng 3 tháng. Không cần đến sự tiếp tế nhiên liệu nhưng trung bình sau 25 năm, lò phản ứng nguyên tử cần được thay thế hoặc lấy đi chất thải và lấy nguyên liệu mới. Kể từ tàu ngầm Nautilus năm 1954, Hoa Kỳ đã chế tạo 4 thế hệ tàu ngầm nguyên tử, bao gồm thế hệ thứ hai, tàu ngầm hạng Skipjack, George Washington và Sturgeon; thế hệ thứ ba, tàu ngầm xung kích hạng Los Angeles và tàu ngầm chiến lược hạng Ohio; thế hệ thứ tư, tàu ngầm hạng Seawolf và mới nhất là hạng Virginia, tàu ngầm xung kích chiều dài 115 mét, lượng rẽ nước 7.900 tấn.
6. Liên Xô hạ thủy chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên năm nào?
-
icon
1958
-
icon
1950
-
icon
1955
Đáp án C. Năm 1958, Liên Xô hạ thủy chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên nhưng thế hệ tàu K-19 lúc đó đã gặp rất nhiều vấn đề, từ trục trặc kỹ thuật đến tai nạn phóng xạ của lò nguyên tử. Ðến năm 1962, những tàu ngầm nguyên tử của Nga mới hoàn chỉnh và bắt đầu có tàu phóng hỏa tiễn chiến lược. Hạm đội tàu ngầm nguyên tử Liên Xô qua thập niên cuối thế kỷ 20 dần dần trở nên cũ kỹ lỗi thời, không có đủ ngân sách bảo trì và thay thế. Cuối thập niên 2000, chính phủ Nga đã phát triển một thế hệ mới với số ít tàu ngầm rất tân tiến.
7. Thảm họa tàu ngầm Kurk Nga khiến 118 thủy thủ tử vong xảy ra vào năm nào?
-
icon
2000
-
icon
1999
-
icon
1998
Đáp án C. Ngày 12/8/2000, tàu ngầm nguyên tử Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 của Hải quân Nga cùng 118 thành viên thủy thủ gặp nạn khi luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, tàu dài 154 m, tải trọng 23.860 tấn, tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý, chạy trên mặt nước 32 hải lý, lặn sâu tối đa 500 m và có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Đây là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm có cánh dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến. Ngoài ra, Kursk còn chở theo 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn. Khi tai nạn xảy ra, tàu Kursk không mang theo vũ khí hạt nhân. Sau 2 vụ nổ kinh hoàng, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ tập trung tại khoang số 9, gồm 2 đường hầm thoát thứ cấp (đường hầm chính ở khoang thứ 2 đã bị phá hủy). Thuyền trường của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót ở khoang 9. Họ cố gắng để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất trong các khoang vào thời điểm đó đều như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108 m. Sau khi mọi kết nối với tàu hoàn toàn thất bại, lúc 18h30 ngày 13/8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng hoạt động này gặp trở ngại do thời tiết ở biển Barents quá xấu. Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga chính thức đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ. Xác con tàu sau khi được trục vớt lên bờ. Một tuần sau khi tai nạn xảy ra, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu, nhưng toàn bộ 118 người đều thiệt mạng.
8. Năm 2005, tàu ngầm nào của Nga gặp nạn và chìm ở khu vực Kamchatka?
-
icon
Tàu ngầm cứu hộ AS-28
-
icon
Tàu ngầm Lada
-
icon
Tàu ngầm Husky
Đáp án A. Ngày 4 tháng 8 năm 2005, tàu ngầm cứu hộ AS-28 cấp Priz của Hải quân Nga bị mắc nạn gần Kamchatka và chìm xuống đáy biển ở độ sâu 200m. Giới chức Nga cho biết tai họa xảy ra do tàu vướng vào hệ thống ăng-ten giám sát bờ biển còn chân vịt quấn vào lưới bắt cá. Tàu ngầm lớp Priz dài 13 m vốn được thiết kế cho sứ mệnh giải cứu các tàu ngầm mắc kẹt dưới biển sâu. Lúc này, nó lại rơi vào tình cảnh trái ngược. Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 7 thủy thủ. Nga đã phải yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế để cứu thủy thủ đoàn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Nga, 3 nước Nhật Bản, Mỹ và Anh đã cử tàu và chuyên gia đến tham gia chiến dịch cứu hộ này. Đội cứu hộ Anh tiếp cận hiện trường sớm nhất và đã đưa ra được phương án cứu hộ. Tàu lặn robot cắt các dây cáp níu kẹt AS-28, đồng thời tiến hành xả két đựng nước dằn áp tàu ngầm AS-28. Sau nhiều giờ nghẹt thở, tàu AS được giải cứu. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã trao huy chương cho đội giải cứu của Anh.
9. Thảm kịch tàu ngầm Nga xảy ra hôm 1/7/2019 khiến 14 người thiệt mạng bắt nguồn từ nguyên nhân gì?
-
icon
Cháy ở khoang chứa pin
-
icon
Nổ lò phản ứng
-
icon
Nổ kho vũ khí
Đáp án B. Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra với tàu ngầm nghiên cứu khoa học thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 1/7. Vụ việc xảy ra ở vùng lãnh hải Nga khi phương tiện lặn sâu này đang nghiên cứu không gian dưới nước và đáy đại dương theo lệnh của Hải quân Nga. Chiếc tàu đang tiến hành đo độ sâu thì bốc cháy. 14 thủy thủ đã chết vì ngộ độc khí. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ cháy tàu ngầm khiến 14 người thiệt mạng thương tâm hôm 1/7/2019 vừa qua là ngọn lửa bùng phát từ buồng chứa pin, đồng thời ông cũng xác nhận rằng chiếc tàu ngầm gặp nạn này là tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, cũng theo lời Bộ trưởng Quốc phòng, ngọn lửa khiến 14 người tử nạn đã không ảnh hưởng tới lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm này. Giới quan sát quân sự đánh giá Losharik là loại tàu ngầm được thiết kế đặc biệt với các tính năng kỹ thuật không có đối thủ. Tàu có thể lặn sâu tới 6. 000m và do được giao trọng trách thực hiện các sứ mệnh bí mật nên thủy thủ đoàn đều là các sĩ quan rất chuyên nghiệp, phần lớn là sĩ quan cao cấp. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố danh tính 14 người tử nạn trong vụ cháy tàu ngầm ngày 1/7, đều là những chuyên gia hải quân cao cấp, trong đó bao gồm 2 người từng được trao tặng danh hiệu "Anh hùng Nước Nga".
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm