9 thực phẩm dễ nhiễm bệnh khi ăn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Sở Nông nghiệp nghiên cứu đưa ra 9 loại thực phẩm rất dễ nhiễm bệnh khi ăn nếu không chế biến và bảo quản đúng cách.

Thịt bò

Thịt trâu, bò là chiếm 50% nguyên nhân gây ra các trường hợp  nhiễm E. coli, một căn bệnh có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và thậm chí suy thận dẫn đến tử vong. Để tránh ăn phải những thịt nhiễm khuẩn, với thịt bò cần nấu chín ở nhiệt độ 73,8 độ C.

Thịt gà

Một trong 10 trường hợp bị nhiễm khuẩn thực phẩm do vi khuẩn salmonella xuất phát từ gia cầm. Vi khuẩn này có thể gây sốt, tiêu chảy, đau bụng và nhức đầu. Do vi khuẩn sinh sản nhanh ở nhiệt độ bên ngoài, vì vậy bạn không bao giờ được rã đông thực phẩm đông lạnh trong nước ấm. Trước khi nấu, bạn hãy để thịt đông lạnh xuống ngăn làm mát. 

Thịt lợn

8% các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella là do ăn thịt lợn. Vì vậy thịt lợn cần nấu chín ở nhiệt độ 62,7 độ C. Khi lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên để thịt ở ngăn dưới cùng (hoặc trong túi kín) để không lây nhiễm vi khuẩn sang những thực phẩm khác.

Hải sản

Ngoài vi khuẩn Salmonella và Campylobacter, hàu và sò còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm Vibrios, vi khuẩn có trong tự nhiên ở các vùng nước đại dương. Vi khuẩn này gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh. Khi ăn hải sản, cần đảm bảo nấu chín ở 62,7 độ C. Với cá ngừ, nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn vì vậy tốt nhất bạn nên mua cá tươi ở những cửa hàng bán cá có uy tín.

Trứng

Báo cáo cho thấy trứng gây ra 12% các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella. Vì vậy với những người thích món ăn trứng sống thì hãy mua trứng tiệt trùng đã qua xử lý bằng nhiệt để diệt vi khuẩn.

Trái cây và rau quả vỏ dày

Ngay cả được bảo vệ bằng lớp vỏ dày thì những thực phẩm này cũng dễ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể dễ dàng ẩn nấp trong các vết nứt của rau, quả có vỏ dày. Vì vậy, bạn nên rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả với nước và bàn chải mềm. 

Trái cây và rau quả vỏ mỏng 

Rau quả như cà chua chiếm gần 1/5 trường hợp nhiễm vi khuẩn Salmonella. Nếu thực phẩm bị bầm giập, hãy vứt ngay bởi nó là môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Ngay cả với những trái cây và rau quả đã qua kiểm duyệt bạn cũng nên rửa sạch, ngâm trong nước lạnh sau đó vớt ra để ráo.

Rau có lá

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh cao nhất. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi nước. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không rửa đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Những sản phẩm này là nguyên nhân gây ra 3/4 trường hợp nhiễm khuẩn. Vi khuẩn  Campylobacter có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và sốt. Mặc dù những vi khuẩn này thường bị tiêu diệt ở những sản phẩm sữa thanh trùng, nhưng chúng lại rất dễ trú ngụ ở những sản phẩm sữa nguyên liệu mà FDA khuyến cáo không nên sử dụng như một số loại pho mát mềm. Giảm thiểu rủi ro bằng cách bảo quản thực phẩm từ sữa trong tủ lạnh. 

Theo Theo ANTĐ
MỚI - NÓNG