9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững

9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững
TPO - Hội thi năm nay có 9 đội tham gia, đến từ các tỉnh, thành phố miền Tây và Đông Nam Bộ gồm Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Phước và đội chủ nhà TP.HCM.

Ngày 6/11, tại Nhà hát TP.HCM, Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM và Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTB&XH, Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương tổ chức Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững vùng Dân tộc thiểu số (DTTS) khu vực Nam bộ năm 2020.

9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 1

Hội thi năm nay có 9 đội tham gia, đến từ các tỉnh, thành phố miền Tây và Đông Nam Bộ

Hội thi năm nay có 9 đội tham gia, đến từ các tỉnh, thành phố miền Tây và Đông Nam Bộ: Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Phước và đội chủ nhà TP.HCM.

Các đội dự thi sẽ trải qua 2 vòng thi: vòng loại và vòng chung kết. Mỗi vòng có 4 phần thi gồm Màn chào hỏi (giới thiệu về địa phương, đơn vị mình, nêu rõ ý nghĩa kết quả công tác giảm nghèo, triển khai công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin có ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương).

9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 2 Đội đến từ tỉnh Kiên Giang
9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 3 Các đội tham gia phần thi chào hỏi.

Phần thi trắc nghiệm (bộ đề gồm 5 câu hỏi về chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững); Thi trả lời tình huống pháp luật; Thi tiểu phẩm tuyên truyền chính sách, pháp luật theo chủ đề.

Hội thi là sự kiện truyền thông quan trọng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở, người dân, cộng đồng dân cư về công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo về thông tin nói riêng.

9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 4
9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 5

Những tiết mục văn nghệ sôi động ở màn chào hỏi của các đội.

Đồng thời, đây là diễn đàn để khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; thúc đẩy giao lưu học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết của người dân; chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn/bản, xã, huyện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; kịp thời phát hiện những cách làm hay, mô hình truyền thông hiệu quả, phù hợp để nhân rộng cho vùng DTTS khu vực miền núi. 

9 đội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững ảnh 6 Phần chung kết, ban tổ chức sẽ chọn 3 đội vào chung kết cuộc thi. 

Đồng thời, thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc trong việc giữ gìn văn hóa và thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự thân vươn lên thoát nghèo.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức sẽ trao tặng 15 suất học bổng cho các em sinh viên DTTS có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập của Trường dự bị Đại học dân tộc và Đại học Văn hóa TP.HCM.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…