80% tàu đóng mới có vỏ kim loại

80% tàu đóng mới có vỏ kim loại
TP - Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa hoàn thiện và đề xuất với Chính phủ đề án Thí điểm tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua chế biến cá ngừ theo chuỗi.

> Hiện đại hóa tàu cá gắn với tổ chức khai thác

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nói, tại hội nghị thảo luận Đề cương đề án nói trên, tổ chức tại Nha Trang ngày 9-9.

Theo Tổng cục Thủy sản (TCTS), nghề khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) được một số ngư dân làm nghề câu khơi, lưới rê khai thác cá chuồn ở miền Trung nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1990. Số tàu khai thác và sản lượng CNĐD chủ yếu ở ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Năm 2011, sản lượng khai thác CNĐD là 11.844 tấn, nhiều nhất là Phú Yên 5.649 tấn. Sáu tháng đầu 2012, sản lượng CNĐD đã đạt 11.703 tấn, trong đó nhiều nhất vẫn là Phú Yên, 5.500 tấn.

Hiện nay, cả nước có 2.426 tàu khai thác CNĐD, hầu hết là tàu vỏ gỗ, lắp máy 45cv – 300 cv, có máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc…, nhưng chất lượng bảo quản CNĐD và vệ sinh an toàn thực phẩm kém.

Từ đầu năm nay, xuất hiện nghề câu tay CNĐD kết hợp ánh sáng, đạt sản lượng khai thác cao. Tuy nhiên, chất lượng CNĐD câu tay kết hợp ánh sáng kém, thịt cá có mùi và vị chua, độ kết dính của cơ thịt giảm…

Đề cương Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua chế biến cá ngừ theo chuỗi đặt mục tiêu, đến 2020, ngành sản xuất cá ngừ cơ bản được tổ chức lại thành ngành sản xuất hiện đại, tiếp tục phát triển toàn diện từ khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến và tiêu thụ.

Đến năm 2020, toàn bộ tàu khai thác CNĐD hoạt động theo mô hình liên kết sản xuất trên biển, được trang bị đầy đủ phương tiện thông tin hàng hải và bản tin dự báo ngư trường; 80% tàu đóng mới khai thác CNĐD có vỏ kim loại hoặc vật liệu mới; giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 10%...

Các dự án ưu tiên: điều tra nguồn lợi hải sản giai đoạn 2; dự báo ngư trường khai thác hải sản; thí điểm đóng 30 tàu cá vỏ thép khai thác CNĐD trang bị đồng bộ, hiện đại và tổ chức khai thác cá ngừ tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với kinh phí 280 tỷ đồng…

Tại hội nghị, có nhiều ý kiến phân tích nguyên nhân chưa thành công, chưa gắn kết của mô hình tàu mẹ - tàu con, doanh nghiệp khai thác với doanh nghiệp chế biến, sự chậm trễ trong việc trang bị máy Icom kết hợp định vị vệ tinh (Movimar) cho tàu cá, vướng mắc trong việc hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá hiện đại, công suất lớn…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, bên cạnh hiệu quả kinh tế, việc hiện đại hóa nghề khai thác CNĐD còn hướng ngư dân bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.