8 sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng kem chống nắng không đúng cách làm mất đi tác dụng của nó, thậm chí gây nên những tổn thương nghiêm trọng tới da.

1. Chỉ bôi kem khi ra ngoài

Theo Health, nhiều bạn gái có thói quen bôi kem và ra ngoài trời nắng ngay, đây là một sai lầm phổ biến. Tiến sĩ Jeannette Graf, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai (Mỹ) cho biết bạn nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài. Bằng cách đó, kem sẽ hấp thụ hoàn toàn vào da và bảo vệ da không bị tổn thương khi tiếp xúc với tia cực tím ngay những phút đầu tiên.

2. Chỉ bôi kem ở những vùng tiếp xúc với nắng

Ung thư da có thể tấn công bất cứ nơi nào, dù bạn bảo vệ kỹ lưỡng bằng các lớp vải quần áo dày. Bạn thường bôi kem ở chân, tay, mặt nhưng lại bỏ qua các khu vực như các ngón chân, bàn chân, nách, cổ, tai, mí mắt hay ngực.

8 sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng ảnh 1

3. Không bảo vệ môi

Đôi môi rất dễ bị tổn thương bởi các tia UV, vì vậy, nó rất quan trọng để sử dụng kem chống nắng lên môi. Tiến sĩ Graf cho biết bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng môi có SPF. Thường xuyên bôi lại vì lớp son này rất dễ phai khi bạn nói chuyện, ăn uống, thậm chí là liếm môi.

4. Chọn sai kem chống nắng

Việc sử dụng kem chống nắng chỉ phát huy tác dụng bảo vệ da khi bạn lựa chọn đúng, phù hợp với đặc tính của da, môi trường làm việc. Hãy sử dụng loại kem chống thấm nước khi bơi lội hoặc hoạt động quá sức, hay đổ mồ hôi. Hơn nữa, những loại kem chống nắng thông thường sẽ bị trôi vào mắt gây tổn thương, dị ứng mắt.

Ngoài ra, có nhiều loại kem chống nắng chỉ chặn được tia UVB, trong khi đó ngăn chặn tia UVA cũng rất quan trọng. Nếu UVA xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ ăn sâu vào da, không thay đổi trong thời gian dài và gây ra lão hóa sớm. Do đó, bạn nên chọn loại kem “phổ rộng”, giúp ngăn ngừa cả hai loại tia gây hại trên.

5. Dùng chung kem chống nắng cho mặt và toàn thân

Đây cũng là một sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng của hầu hết phụ nữ. Làn da trên khuôn mặt rất nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn những khu vực khác. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm ít gây kích ứng và không gây mụn dành cho da mặt, do đó, bạn không nên vì lý do tiết kiệm và tiện lợi mà chỉ dùng chung một lọ kem.

6. Chỉ bôi kem vào những ngày nắng

Theo Học viện Da liễu mỹ, loại mỹ phẩm này giúp bạn bảo vệ da chống lại tia cực tím, trong khi đó 80% các tia UV vẫn xuất hiện dù trời râm mát hoặc mưa phùn. Do vậy, đừng để thời tiết ảnh hưởng đến việc bạn sử dụng kem chống nắng như thế nào.

Ngoài ra, bạn đừng nghĩ rằng ở trong nhà, trong văn phòng hay ô tô mà chủ quan không bôi kem. Cửa kính ô tô, cửa sổ chỉ có thể chặn được tia UVB nhưng không chặn được tia UVA. Nếu bạn không được bảo vệ bằng các tấm rèm chống tia cực tím, ôtô có màn chắn UV, hãy nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả.

7. Chỉ số SPF quá thấp hoặc quá cao

Nhiều loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 8, nhưng nó không đủ để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV. Viện Ung thư da Mỹ khuyến cáo bạn nên lựa chọn chỉ số SPF ít nhất là 15. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng không có nghĩa là tốt hơn nhiều. Chẳng hạn, SPF 30 có thể chặn được 97% tia UV có hại, trong khi SPF 50 cũng chỉ nhiều hơn 1%.

8. Không bôi kem thường xuyên

Kem chống nắng chỉ có tác dụng sau một thời gian ngắn, nếu bạn chỉ bôi một lần, chúng sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn gây mồ hôi, dầu lên cơ thể. Tiến sĩ Graf khuyên bạn cần phải bôi lại kem chống nắng liên tục sau mỗi 2-3h, kể cả đó là loại kem chống thấm nước.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.