7 cách nấu biến thức ăn thành chất độc

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chiên ngập dầu, dùng than để nướng thịt… là những cách nấu ăn gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chúng có thể biến thức ăn của bạn thành chất độc.

1. Chiên ngập dầu

Ai cũng biết, chiên ngập dầu sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa cho cơ thể, nhưng nhiều bà nội trợ vẫn dùng cách này để chiên thức ăn. Đặc biệt, chiên ngập dầu làm tăng lượng cholesterol, là nguyên nhân chính gây tăng cân. Nếu chất lượng dầu ăn kém, nó còn là nguyên nhân gây nhiễm trùng dạ dày, nguy cơ ung thư.

2. Đun nóng hộp nhựa

Trong hộp nhựa có chứa chất gây ung thư, có khả năng nguy hại cho sức khỏe con người. Việc hâm nóng sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư do chất ung thư có thể bị phai và thấm vào thức ăn. Thói quen hâm nóng đồ ăn bằng đồ nhựa phổ biến nhất ở dân văn phòng.

3. Nướng thức ăn bằng than

Khói than là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ung thư đường hô hấp. Chính vì vậy, việc nướng thức ăn bằng than là rất nguy hiểm, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện.

4. Rửa rau khi đã thái

Rửa rau khi đã thái sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có trong loại rau đó.

5. Xào thực phẩm

Xào thực phẩm cũng là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn uống thường xuyên thực phẩm chiên, xào không tốt cho sức khỏe.

6. Sử dụng nhiều muối và bột ngọt

Đây là hai loại gia vị cần thiết cho tất cả các món ăn, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá nhiều các loại gia vị này trong thực đơn của món ăn hàng ngày, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, hãy nêm nếm gia vị vừa đủ ăn và thêm các loại gia vị khác vào nếu có thể nhé.

7. Thịt tái

Theo Phunutoday, ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có trong thịt.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.