1. Mang một cỡ giày từ ngày trung học
Theo thời gian và trọng lực dồn xuống chân, bàn chân của bạn có thể bị tõe ngang ra dần dần. Bạn có thể phải tăng số giày lên một số hoặc hơn. Khi mua giày, bạn nên đo lại cỡ chân ít nhất một lần trong năm.
2. Đầu ngón chân chạm vào mũi giày
Nên có khoảng trống thoải mái giữa ngón chân và mũi giày, đủ để bạn cử động các ngón chân. Vì chân bạn có thể sưng lên từ từ trong suốt cả ngày nên giày vừa chân vào buổi sáng có thể chật vào buổi chiều. Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để mua được đôi giày thoải mái nhất.
3. Ngón chân bị mụn nước, vết chai, móng bầm tím
Những vết thương này báo hiệu rằng giày đang cọ xát vào những khu vực quá chật giữa chân và giày. Áp lực này có thể dồn ép lên da, ảnh hưởng đến khớp, dẫn đến đau cơ bắp hoặc móng mọc ngược. Bạn nên tìm cách làm cho giày giãn rộng ra thêm hoặc tìm giày mới lớn hơn.
4. Mu bàn chân bị đau vào cuối ngày
Nếu giày của bạn quá lớn hoặc không đủ hỗ trợ cho bàn chân (ví dụ như dép xỏ ngón), cơ bắp ở lòng bàn chân sẽ co chặt lại với mỗi bước đi để giữ cho mu bàn chân vững chắc, cũng để giữ cho đôi giày không bị trượt. Điều này có thể dẫn tới những chấn thương do cơ bắp hoạt động quá mức, gây sưng viêm mạn tính các cơ chạy từ lòng bàn chân lên mắt cá.
5. Giày quá cũ
Dùng quá nhiều làm mòn đi đôi giày của bạn, khiến chúng không còn đủ sức hỗ trợ chân. Nếu thường xuyên chạy bộ mỗi tuần khoảng 16 km, bạn nên thay giày chừng 9-12 tháng một lần. Nếu chạy gấp đôi, bạn nên thay giày sau 4-6 tháng. Nếu đôi giày của bạn bị nhăn nứt rõ hoặc bị nghiêng sang bên khi đặt trên mặt phẳng, bạn cũng nên thay chúng.