Lướt qua một vòng các trang web việc làm bạn có thể thấy hằng hà sa số các tin tuyển dụng việc làm tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật với những đãi ngộ “chất phát ngất”. Nếu bạn đang quan tâm và mong muốn được làm việc trong môi trường này, trước tiên hãy tham khảo 5 kinh nghiệm phỏng vấn ở các công ty đa quốc gia dưới đây nhé!
Nắm rõ các tiêu chí tuyển dụng của các công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC hoặc MNE, là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Liệu các công ty này có những tiêu chí tuyển dụng khác gì với các công ty trong nước? Hãy cùng nắm rõ các tiêu chí trước khi quyết định tham gia phỏng vấn nhé!
Các công ty đa quốc gia rất chú trọng yếu tố con người
Đối với các công ty đa quốc gia, yếu tố con người là quan trọng nhất. Tại đây, bạn sẽ phải vượt qua những vòng tuyển chọn khắc nghiệt về kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thể hiện bản thân và cho thấy rằng bạn hoàn toàn phù hợp với tiêu chí công việc mà nhà tuyển dụng đề ra.
Bằng cấp không phải là vấn đề lớn
Từ trước đến nay, chúng ta luôn cho rằng bằng cấp là vé thông hành giúp chúng ta đạt được những vị trí công việc như mong muốn. Tại các công ty đa quốc gia họ cũng không phủ nhận điều này, tuy nhiên, họ chú trọng nhiều hơn vào kĩ năng cũng như kinh nghiệm và giá trị mà ứng viên mang lại.
Một tấm bằng giỏi không chứng minh được rằng bạn là người có kinh nghiệm ở vị trí tương đương trước đó, chính vì thế hãy cứ tự tin tham gia ứng tuyển nếu bạn đạt đủ yêu cầu học vấn của nhà tuyển dụng.
Khả năng thích ứng công việc
Các công ty đa quốc gia thường có ít nhất 2 trụ sở tại 22 quốc gia, chính vì thế khả năng nhân viên của họ thích ứng nhanh với công việc và văn hóa là hoàn toàn cần thiết. Phải làm việc trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi nhân viên phải có thái độ và ý chí cao không chỉ bởi khối lượng công việc dày đặc mà còn vì phải biết cạnh tranh, phấn đấu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu bạn tỏ ra hời hợt, dừng lại ở mức vừa phải, cần nhiều thời gian thích ứng thì sẽ khó có thể trụ lại được ở các công ty này.
Đề cao ứng viên có tố chất phù hợp với công việc và môi trường công sở
Các công ty đa quốc gia không tìm kiếm ứng viên để làm việc thời vụ, mà tìm các nhân sự đi cùng họ lâu dài, có tố chất lãnh đạo để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Như vậy, kinh nghiệm phỏng vấn xin việc là bạn cần phải chứng minh bản thân rằng mình có năng lực nghề nghiệp, có khả năng tự đề xuất, thực hiện dự án riêng.
Chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn
Đến với bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần trang bị cho mình những thông tin rõ ràng về công ty tuyển dụng cũng như vị trí ứng tuyển. Đặc biệt là cần biết mình sẽ làm gì, nói gì để tránh gây cảm giác nhàm chán, dài dòng, không đúng trọng tâm. Hơn nữa, các công ty đa quốc gia luôn là nơi “đất lành chim đậu” cho rất nhiều người với mức độ cạnh tranh khá cao. Chính vì vậy, tạo dựng cho mình một nền móng vững chắc và nét đặc biệt riêng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Trả lời đúng trọng tâm, chú trọng vào lợi ích của nhà tuyển dụng
Đừng chỉ thao thao nói về bản thân mà hãy chỉ trả lời đúng trọng tâm, chú trọng vào lợi ích của nhà tuyển dụng vì thứ họ cần không phải là bạn mà là giá trị bạn mang lại cho công ty. Liệu bạn có thể giúp họ tăng doanh số hoặc kí thêm hợp đồng hay không. Thế nên việc trả lời đúng trọng tâm cùng thái độ khiêm tốn sẽ giúp bạn ghi được điểm lớn trong vòng phỏng vấn này.
Tự tin thể hiện quan điểm cá nhân
Tư duy phản biện là một trong những kĩ năng cốt lõi hàng đầu bạn cần chú trọng nếu muốn có được công việc. Bởi trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn giải quyết một số vấn đề hoặc nêu ý kiến về các dự án, tự tin thể hiện quan điểm cá nhân, phân tích và đánh giá theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra sẽ giúp công ty có đánh giá tổng quát hơn về khả năng của bạn.
Là người luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
Bạn giỏi thật, năng động thật, nhưng nếu phỏng vấn mà bạn cứ giành nói với nhà tuyển dụng thì thái độ đó sẽ bị đánh giá là bộp chộp, thích lấn át người khác, thiếu tôn trọng người đối diện. Bạn sẽ có thời gian để nêu ý kiến của mình, vì vậy, hãy lắng nghe hết những gì nhà tuyển dụng muốn nói, đừng chen ngang và sắp xếp ý trả lời.
Trung thực
Bất cứ ngành nghề nào khi phỏng vấn cũng cần sự trung thực của ứng viên. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể qua mắt được các nhà tuyển dụng nên hãy thành thật về những gì bạn đang có và tự tin chia sẻ mong muốn và định hướng công việc cá nhân trong tương lai.
Trên đây là 5 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ở cho các công ty đa quốc gia mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn hòa nhập vào môi trường làm việc quốc tế. Nắm vững những điều được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng và tăng khả năng có được công việc phù hợp.