3 cách phòng tránh bệnh trĩ cực hiệu quả

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây mệt mỏi và rất khó chịu. Để tránh nó, bạn nên:

1. Uống nhiều nước

BS. Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội) khuyến cáo: Trung bình một ngày bạn nên uống nước ít nhất từ 1,5-2 lít. Nước rất tốt cho cơ thể bạn đào thải các chất cặn bã ra ngoài phòng tránh được mất nước. Bạn có thể uống nước canh trong bữa cơm thay cho nước lọc.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm sữa chua, hoặc sữa tươi vì trong thành phần của sữa có chứa 75% protein và nhiều chất cần thiết cho cơ thể như: lipid, đường, vitamin và các khoáng chất. Protein trong sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao giúp nhuận tràng tốt tránh được bệnh trĩ.

Lưu ý: Không nên uống các đồ uống nóng có cồn, caffein, ga thay thế cho nước lọc vì các loại đồ uống này không tốt gây tác dụng ngược làm nóng trong người dễ gây táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.

2. Ăn rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngoài công dụng làm đẹp da, nó còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì. Các cách sau chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản.

- Rau diếp cá rửa sạch và ăn sống.

- Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt.

- Bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

- Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn….

Ngoài diếp cá, bạn cũng nên ăn nhiều rau cải, trái cây để giúp cho quá trình tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn, giảm áp lực khi đi đại tiện, không mất sức gian tiếp giảm tránh được bệnh trĩ. Tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị, để giảm sự kích thích.

3. Tập đúng bài

Bạn cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.

Các bài tập cho bạn

Bài 1: Ngồi, đứng dậy nâng hậu môn: Hai chân chân đan chéo, sau đó hai tay chống eo và đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần.

Bài 2: Nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn: Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG