2.000 lỗ đen ‘bao vây’ dải ngân hà?
Theo một nghiên cứu mới được công bố, quanh dải ngân hà của chúng ta hiện có thể có khoảng 2.000 lỗ đen và cũng chừng ấy thiên hà.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại ĐH California, Santa Cruz (Mỹ) thực hiện, bằng cách sử dụng các mô phỏng máy tính mới để tìm hiểu xem dải ngân hà của chúng ta "lớn" lên như thế nào thông qua sáp nhập với các thiên hà nhỏ hơn.
Họ tin rằng mỗi thiên hà có thể có một lỗ đen ở trung tâm của nó. Khi các thiên hà sáp nhập, các lỗ đen trung tâm của chúng cũng sáp nhập, hình thành một "siêu lỗ đen" lớn gấp hàng triệu lần Mặt trời. Tuy nhiên các vụ va chạm giữa các lỗ đen cũng tạo ra sóng hấp dẫn, có thể đẩy văng một lỗ đen mới sáp nhập ra khỏi thiên hà chủ.
Và theo hai nhà khoa học Valery Rashkov - Piero Madau của ĐH California, số lỗ đen bị "ruồng bỏ" như vậy có thể lên đến 2.000 và chúng hiện vẫn ở quanh dải ngân hà.
Họ cũng cho rằng các lỗ đen này có thể quan sát được bằng các kính viễn vọng trong tương lai.
Theo Tuổi trẻ,New Scientist