> Xả lũ gây thiệt hại nghiêm trọng phải xử lý hình sự
> Phải để dân giám sát việc xả lũ
Bộ trưởng Cao Đức Phát. |
Trước đó, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) chất vấn việc tại tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều hồ đập, tuy nhiên các hồ này chủ yếu tập chung sử dụng và khai thác, hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. “Trận mưa vừa qua đã làm hai hồ đập ở huyện Tĩnh Gia, gây thiệt hại lớn cho dân. Vậy giải pháp của Chính phủ và Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này để ngăn ngừa thảm họa do hồ đập gây ra? “
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hiện nay có 1200 hồ đập có vấn đề cần tu bổ, nâng cấp. Vừa qua chính phủ đã nâng cấp được 500 hồ. Riêng năm 2013 xác định tu bổ 317 hồ, Chính phủ đã bỏ ra hơn 500 tỷ để hỗ trợ các địa phương sửa chữa hơn 90 hồ đập. Tuy nhiên một trong những khó khăn trong việc nâng cấp, sửa chữa các hồ đập xuống cấp là thiếu kinh phí, ông Phát cho biết cần 3000 tỷ đồng để thực hiện việc này.
Ông Phát cũng cho biết hiện nay trước mỗi trận bão, Bộ NN&PTNT đều có cảnh báo tới các địa phương về các hồ nguy hiểm để địa phương cử người canh gác và cảnh báo cho người dân.
Hồ Đồng Đáng, xã Trường Lâm, H.Tĩnh Gia bị vỡ khiến nhiều hộ dân bị ngập chìm trong nước. Ảnh: Thanh Niên |
Chưa hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Phát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề “vậy 1200 hồ đập đó có vỡ không? Nếu vỡ thì gay. Nếu chưa có tiền phải tìm cách báo cáo Chính phủ, Quốc hội để thực hiện. Nếu không sửa rất nguy hiểm".
Đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) cho rằng để người dân có cuộc sống ổn định khi “sống chung với lũ” thì phải có chính sách đột phá và có mô hình nhà chống lũ hiện đại.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết việc này phải do Bộ Xây dựng quyết. “Tuy nhiên trước sức tàn phá của cơn bão Haiyan vừa qua tại Philippins, có thể nói là chúng ta đã rất may mắn khi cơn bão này không đi qua. Nhưng chúng ta không thể may mắn mãi”, ông Phát chia sẻ.
Về nhà tránh lũ, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng làm rõ thêm.
Ông Trịnh Đình Dũng cho biết hiện nay cả nước có hai khu vực cần lưu ý về bão lũ là Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, lũ vừa mang lại nguồn lợi nhưng cũng gây tác hại lớn. Hiện nay đã bố trí 140 nghìn hộ vào 804 cụm tuyến dân cư bờ bãi có sẵn.
"Đối với miền Trung phải gánh chịu nhiều bão lũ. Bộ xây dựng đã lập đề án và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt làm thí điểm 700 ngôi nhà chống lũ. Mỗi một ngôi nhà có nhà sàn và khung bê tông khoảng từ 10 đến 15 m vuông. Cơn bão số 13 vừa qua cho thấy những nhà làm thí điểm đó đều rất an toàn", ông Dũng nói.
Mô hình xây dựng nhà chòi phóng tránh lũ. Ảnh: NNVN. |
Bộ trưởng Dũng cho biết hiện nay Chính phủ đang chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư cho 40 nghìn hộ với sự hỗ trợ từ nhà nước là 10 triệu đồng, vốn vay từ ngân hàng chính sách là 15 triệu đồng. Còn lại là ngừoi dân bỏ ra. Trong thời gian tới sẽ quyết liệt làm. Các địa phương đề nghị ở rộng ra các hộ cận nghèo (khoảng 30 nghìn hộ nữa).