Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening", hay còn gọi là Hóa Lộ Quỷ) là lễ hội có nguồn gốc từ phương Tây, được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Halloween đã xuất hiện cách đây 6.000 năm. Tại Việt Nam, lễ hội ma quỷ này được giới trẻ rất hưởng ứng.
1. Nguồn gốc của Halloween
Theo truyền thuyết, lễ hội này có nguồn gốc từ người Celt - một bộ tộc cổ sinh sống tại châu Âu. Trước khi được những người dân nhập cư từ châu Âu mang tới Bắc Mỹ, Halloween chỉ là lễ hội báo hiệu kết thúc mùa màng, cũng như tưởng niệm những linh hồn đã khuất.
Vào thời kỳ đó, người ta ăn mừng Halloween bằng cách ngồi xung quanh đống lửa, nhảy múa, ca hát và kể cho nhau nghe những câu chuyện ma quỷ. Sau này, Halloween được lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới.
2. Phong tục Treat-or-Treat từng bị tạm ngưng
Khoảng 80% người Mỹ tham gia vào trò chơi Trick-or-Treat. Đây là trò chơi truyền thống được phổ biến rộng rãi bởi những người nhập cư Ireland.
Nhưng trong Thế chiến II, trò chơi này bị tạm ngưng vì đường bị hạn chế. Tuy nhiên, sau đó, nó lại được phổ biến rộng rãi vào năm 1952 với sự giúp đỡ của truyện tranh Peanuts và tạp chí Jack and Jill của trẻ em.
3. Mùa bội thu của doanh nghiệp sản xuất kẹo
Halloween là mùa bội thu của những công ty sản xuất kẹo. Sự kiện này tác động không nhỏ đối với việc buôn bán kẹo ở Mỹ.
Một báo cáo đã chỉ ra rằng người Mỹ mua khoảng 600 triệu cân kẹo cho dịp Halloween mỗi năm, tương đương với giá trị khoảng 1,9 tỷ USD.
4. Người Mỹ chi bao nhiêu tiền cho Halloween?
Tại Mỹ, Halloween là ngày lễ quan trọng chỉ đứng sau ngày lễ Giáng sinh. Theo thống kê, vào năm 2015, 7 tỷ USD đã được chi cho ngày này, chủ yếu là cho trang phục, kẹo, trang trí nhà cửa và những buổi tiệc ma quái ăn mừng.
Người Mỹ yêu Halloween nhiều đến nỗi nó trở thành một trong những ngày lễ thương mại cao nhất cả nước.
Theo Liên đoàn bán lẻ quốc gia, mỗi người Mỹ chi khoảng 75 USD cho lễ kỷ niệm Halloween. Bên cạnh đó, phần trang phục cho thú cưng cũng chiếm một phần không nhỏ.
5. Án mạng vì nhầm là đồ trang trí Halloween
Nhiều người thích dựng những cơ thể giả trong sân hoặc hiên nhà như một phần của trang trí Halloween. Tuy nhiên, có vài trường hợp xác chết bị nhầm lẫn với đồ trang trí Halloween.
Năm 2009, thi thể của một người đàn ông 75 tuổi đã bị nhầm là người giả. Trong sự cố khác vào năm 2005, thi thể của một phụ nữ được tìm thấy treo trên cây.
Cả hai vụ án này này đã không được phát hiện trong một thời gian, do mọi người nhầm hai cơ thể là một phần trang trí Halloween.
6. Tại sao phải hóa trang?
Hóa trang là một trong những nghi thức không thể thiếu của đêm Halloween. Vào ngày này, mọi người có xu hướng ăn mặc và trang điểm thật kỳ dị. Ma quỷ, phù thủy, đầu lâu, bộ xương, quái vật... là những nhân vật được nhiều người hóa trang nhất trong đêm Halloween.
Người Celt tin rằng đêm 31/10 là thời khắc ranh giới giữa nhân gian và địa ngục trở nên mong manh nhất. Vì thế, việc hóa trang sẽ giúp cho những người tham gia lễ hội trên đường có thể tránh khỏi hồn ma thực thụ.
Nhưng những người tham gia nghi thức này vì lý do khác. Họ muốn cùng chung vui, đi dạo với các linh hồn, giúp linh hồn chưa thể siêu thoát bớt cô đơn, lạnh lẽo.
7. Loại kẹo được yêu thích nhất mùa Halloween
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang tin tức điện tử Influenster về bánh kẹo Halloween, kẹo bơ đậu phộng của Reese là loại được yêu thích nhất tại Mỹ, sau đó đến Kit Kat và Butterfinger.
8. Truyền thuyết về phù thủy
Một truyền thuyết kể lại rằng mèo đen chính là thuộc hạ thân cận của phù thủy. Vì vậy, những người hóa trang nhân vật phù thủy vào đêm Halloween phải mang theo một con mèo mun.
Ngoài ra, nguồn gốc của hình ảnh phù thủy cưỡi chổi trong đêm Halloween xuất phát từ một bà lão nghèo, thường chống gậy bị buộc tội là phù thủy. Dần dần, cây gậy đã bị biến tấu thành cây chổi bay.
9. Chi hàng tỷ USD kiểm tra kẹo Halloween mỗi năm
Trước đây, từng có trường hợp một số kẻ bệnh hoạn cho dao cạo, đinh, kim vào những chiếc kẹo Halloween gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì lý do này, nhiều quốc gia đã tiến hành chương trình "chụp X-quang" cho các viên kẹo Halloween.
Một nghiên cứu năm 1988 cho hay việc kiểm tra độ an toàn của kẹo Halloween mất khoảng 1.600 USD cho 3 bệnh viện địa phương tại khu vực Reno/Sparks, Nevada.
Trên cơ sở đó, cả nước sẽ mất khoảng 0,8-1,4 triệu USD/năm cho việc kiểm tra kẹo Halloween trước khi được bán rộng rãi trên thị trường.
10. Trò bói toán và tấm thiệp Halloween cổ xưa
Năm 1904, tấm thiệp đầu tiên mừng ngày lễ Halloween chính thức ra đời. Tấm thiệp này liên quan đến trò chơi bói toán cổ xưa vào đêm Halloween rất thú vị nhưng cũng khá rùng rợn.
Bên trong tấm thiệp đó là hình ảnh một cô gái đang nhìn vào chiếc gương trong phòng tối với hy vọng được nhìn thấy khuôn mặt chồng tương lai của mình.
Trước tiên, gọt vỏ một quả táo thành một dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất, nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên chồng tương lai.
Phụ nữ chưa lập gia đình nói rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương đêm Halloween, khuôn mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện trong gương.
Tuy nhiên, nếu họ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện. Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
11. Người Anh dùng củ cải thay cho bí ngô
Đối với phương Tây, bí ngô là biểu tượng cho Halloween giống như không thể thiếu gà tây trong lễ Tạ ơn. Tuy nhiên, người Ireland và Scotland thường làm lồng đèn Halloween bằng củ cải và khoai tây, còn người Anh làm bằng củ cải đường thay vì quả bí ngô.