1001 thắc mắc: Phích nước kín bưng sao có âm thanh o o?

1001 thắc mắc: Phích nước kín bưng sao có âm thanh o o?
TPO - Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như tiếng gió lùa. 

 Phích kín như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ. Thực tế, đây chỉ là hiện tượng cộng hưởng âm thanh bình thường, xảy ra với tất cả các dụng cụ chứa. 

Sóng âm là sự thay đổi mật độ lúc loãng lúc đặc của không khí, được truyền đi từ nguồn âm tới mọi hướng với tốc độ nhất định. Số lần biến đổi loãng - đặc trong một giây gọi là tần số. Khoảng cách giữa hai phần đặc hoặc hai phần loãng kề nhau gọi là bước sóng. Tần số của âm thanh càng cao, hoặc là bước sóng càng ngắn thì âm điệu nghe được càng cao.

Nói chung, âm thanh là do vật dao dộng gây ra. Ví như khi đánh trống, do mặt trống dao động lên xuống nên phát ra âm thanh trong không khí. Những vật thể khác nhau khi dao động sẽ phát ra những âm thanh không cùng tần số.

Nếu có hai vật thể phát ra âm thanh có tần số giống nhau và nằm ở gần nhau, thì khi để cho một vật phát âm, vật kia cũng có thể phát âm theo. Hiện tượng này gọi là cộng hưởng.

Điều thú vị là hầu như không khí (hay cột không khí) trong bất kỳ dụng cụ chứa nào cũng đều có thể cộng hưởng với các vật phát âm. Đưa một vật phát âm tới gần miệng một dụng cụ chứa, nếu tần số hoặc bước sóng của nguồn âm phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của cột không khí, thì cột không khí sẽ cộng hưởng liền (tức là nó dao động) và làm âm thanh lớn lên rất nhiều.

Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bước sóng bằng 4 lần, hoặc 3/4, 4/5… độ dài cột không khí, thì sau khi truyền vào dụng cụ chứa, nó sẽ gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của phích thường khoảng 30 cm. Từ đó có thể tính được rằng, khi những âm thanh có bước sóng là 120 cm, hoặc 40 cm, 24 cm… truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.

Xung quanh chúng ta có đủ mọi loại âm thanh to nhỏ. Chúng có thể đồng thời cộng hưởng với cột không khí trong phích, tạo thành tiếng o o mà khi ghé tai vào ta sẽ nghe thấy. Do cột không khí ngắn, nên bước sóng của những âm thanh được cộng hưởng cũng ngắn. Vì vậy, những âm o o phát ra từ một chai nhỏ sẽ nhọn sắc hơn từ chiếc phích phát ra.

Nếu bình chứa có chỗ hư hỏng khiến cho cột không khí không hoàn chỉnh thì âm thanh cộng hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o o để kiểm tra xem phích đựng nước có bị hỏng hay không.

Những âm thanh bí ẩn khoa học chưa thể giải thích

Slow Down

Ngày 19/5/1997, Bộ cảm biến âm thanh dưới nước ở vùng Xích đạo Thái Bình Dương của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện một âm thanh kỳ lạ. Các nhà khoa học gọi nó là "Slow Down" (giảm dần) vì tần số âm thanh giảm dần theo chu kỳ 7 phút. Đến nay, con người vẫn chưa xác định được nguồn phát của Slow Down. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là âm thanh băng ở Bắc cực di chuyển từ từ. Tuy nhiên, họ không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về Slow Down.

EVP - âm thanh của linh hồn

EVP là hiện tượng giọng nói điện tử, ghi âm giọng nói của thế giới tinh thần. Các nhà nghiên cứu về hiện tượng kỳ bí cho rằng họ đã phát hiện những cuộc trò chuyện kỳ lạ khi tua đi tua lại nhiều lần các cuộn băng ghi âm, máy ghi kỹ thuật số hoặc video.
EVP có thể là một từ, cụm từ, câu hoặc cả đoạn hội thoại. Một số người tin đây là tiếng nói của các linh hồn. Nhưng một số khác cho rằng đây chỉ là hiện tượng nhiễu âm thanh do tự nhiên. Giả thuyết apophenia (ảo quan) cho rằng EVP xuất phát từ trí tưởng tượng của con người. Còn theo giả thuyết pareidolia (ảo giác bổ sung), EVP sinh ra từ việc não người cố biến những âm thanh vô nghĩa thành có nghĩa.

Quacker - tiếng vịt kêu

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các thiết bị công nghệ cao thu nhận tín hiệu từ lòng đại dương của Liên Xô đặt tại Bắc cực và Đại Tây Dương đã ghi lại một tiếng động lạ tương tự âm thanh một con ếch bị ngập nước. Họ gọi nó là “Quacker” (tiếng vịt kêu). Nhiều người cho rằng đây là âm thanh của loại tàu ngầm ẩn.  Quacker tự động tránh các tàu ngầm và sóng siêu âm. Tốc độ của nó lên đến 200 km/h, lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm. Giả thuyết trên bị phủ nhận. Đến những năm 1980, Quacker dần ít xuất hiện. Các nhà khoa học đặt ra nhiều giả thuyết khác như đây là âm thanh của loài sinh vật biển kỳ lạ, của người ngoài hành tinh hay tiếng động từ các công nghệ quân sự bí mật. Tuy nhiên, không ai đưa ra lời giải thích hợp lý cho Quacker.

Tàu ngầm của quân đội Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các thiết bị công nghệ cao thu nhận tín hiệu từ lòng đại dương của Liên Xô đặt tại Bắc cực và Đại Tây Dương đã ghi lại một tiếng động lạ tương tự âm thanh một con ếch bị ngập nước. Họ gọi nó là "Quacker" (tiếng vịt kêu). Nhiều người cho rằng đây là âm thanh của một loại tàu ngầm. Quacker tự động tránh các tàu ngầm và sóng siêu âm. Tốc độ của nó lên đến 200 km/h, lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm. Giả thuyết trên bị phủ nhận. Đến những năm 1980, Quacker dần ít xuất hiện. Các nhà khoa học đặt ra nhiều giả thuyết khác như đây là âm thanh của loài sinh vật biển kỳ lạ, của người ngoài hành tinh hay tiếng động từ các công nghệ quân sự bí mật. Tuy nhiên, không ai đưa ra lời giải thích hợp lý cho Quacker.

Âm thanh của hành tinh

Các hành tinh không thể tạo ra âm thanh, hay ít nhất, âm thanh không thể truyền qua các hành tinh vì giữa chúng là môi trường chân không. Tuy nhiên, sóng radio lại có thể truyền đi trong vũ trụ. Trong quá trình các tàu vũ trụ phát sóng radio gửi thông tin về trái đất, một số âm thanh lạ lẫn vào trong đó.

Nhiều người cho rằng các hành tinh và mặt trăng đã phát ra âm thanh tương tự như tiếng huýt sáo hoặc tiếng hú. Các thiết bị thu âm trên tàu vũ trụ ghi lại chúng, chuyển thành sóng âm khiến con người có thể nghe được. Dù vậy, những âm thanh này vẫn là điều bí ẩn.

Tiếng hú bí ẩn

Một video đăng tải trên Youtube ghi lại những tiếng hú kỳ lạ đã thu hút hơn nửa triệu lượt xem. Nhiều người cho rằng âm thanh đó phát ra từ sâu bên trong một khu rừng gần thị trấn nhỏ Conklin, tỉnh Alberta, Canada.

Âm thanh tương tự cũng xuất hiện ở thị trấn Pass, tỉnh Manitoba. Những âm thanh này gây ra nhiều cuộc tranh cãi với hàng loạt các ý kiến khác nhau. Nhiều người nghĩ đây là tiếng nhạc, số khác lại tin đây là tiếng hú từ ngoài trái đất, thậm chí, có ý kiến cho rằng nó là âm thanh của địa ngục. Người dân ở thành phố Glasgow (Scotland), Chicago (Mỹ) và Đan Mạch cũng ghi lại được những tiếng hú tương tự. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của chúng.

Mistpouffer

Mistpouffer là tên gọi chung cho những âm thanh kỳ lạ và ngẫu nhiên phát ra từ những vùng nước lớn như Great Lakes (Hồ Lớn) ở Bắc Mỹ, sông Hoàng Hà ở Ấn Độ. Một số người cho biết chúng nghe như tiếng sấm. Tuy nhiên, Mistpouffer lại phát tại thời điểm không có bão.

Mistpouffer có thể tạo ra sóng xung kích mà con người đứng cách xa nhiều dặm vẫn cảm nhận được. Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt giả thuyết về nguồn gốc của Mistpouffer như do khí nén, hang động dưới nước sụp đổ, các thiên thạch rơi xuống hay do áp suất không khí tăng nhanh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý giải thích hợp.

Âm thanh bí ẩn ở Trung tâm Thương mại Một Thế giới

Một âm thanh bí ẩn đã khiến cư dân ở khu vực gần Trung tâm Thương mại Một Thế giới sững sờ. Nó giống như một tiếng vo ve buồn bã hay tiếng khóc yếu ớt. Những người đi bộ có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ các tòa nhà trong khu vực. Khi âm thanh được phát hiện lần đầu tiên trong cơn bão Sandy, năm 2012, người ta cho rằng đây là tiếng máy hút gió ở các tòa nhà đang xây dở. Tuy nhiên, sau cơn bão và cả khi các tòa nhà đã xây xong, họ vẫn nghe thấy các âm thanh bí ẩn. Thậm chí nhiều người tin đây là tiếng nói của linh hồn người chết.

Bloop

Năm 1997, Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ phát hiện âm thanh tần số thấp gọi là Bloop. Bloop có biên độ cao, các máy cảm biến có thể nhận ra nó trong phạm vi 5.000 km.
Âm thanh này phát ra từ độ sâu khoảng 4.300 mét ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía tây. Bloop có tính chất gần giống với âm thanh của các động vật biển, nhưng ngay cả cá voi xanh cũng không thể phát ra âm thanh lớn như vậy. Một giả thuyết khác là bloop phát ra từ những vụ chấn động băng lớn.

Tiếng vo ve

Âm thanh vo ve bí ẩn xuất hiện ở khắp thế giới nhưng khoa học vẫn chưa lý giải được nguồn gốc của nó. Có người cho rằng tiếng vo ve xuất phát từ các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, nhưng giả thuyết này không đầy đủ. Điều kỳ lạ là không phải ai cũng nghe thấy tiếng vo ve. Nhiều người cho rằng đây là tiếng ồn ào và nút tai lại nhưng không hiệu quả. Tiếng vo ve đi qua cơ thể như những dao động. Nó thường xuất hiện vào ban đêm khiến khoa học càng khó đưa ra lời giải thích.

Tín hiệu Wow

Ngày 15/8/1977, Tiến sĩ Jerry Ehman phát hiện tín hiệu Wow khi ông đang làm việc trong dự án tìm kiếm sự sống ngoài trái đất (SETI) của Đại học bang Ohio, Mỹ. Tín hiệu kéo dài 1 phút 12 giây và chỉ xuất hiện một lần. Ban đầu, Tiến sĩ Ehman cho rằng Wow là một tín hiệu trái đất phản ứng lại các mảnh vỡ trong vũ trụ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn giấy biểu đồ ghi lại cường độ biến thể của tín hiệu, ông phủ nhận giả thuyết trên.

MỚI - NÓNG