1001 thắc mắc: Loài nào có khả năng tự lột da thần kỳ khi gặp kẻ thù để thoát thân?

1001 thắc mắc: Loài nào có khả năng tự lột da thần kỳ khi gặp kẻ thù để thoát thân?
TPO - Khả năng tái sinh các bộ phận cơ thể của loài chuột Gai có lẽ sẽ khiến việc mọc lại đuôi đã đứt của Thằn Lằn bị “lu mờ”.

Lớp da của các loài trong thế giới động vật rất đa dạng về hình dáng, kích thước, thậm chí cả mùi vị khác nhau.Trong đó có một số loài vật có lớp da vô cùng đặc biệt có 1-0-2 trên thế giới đem lại cho loài đó những khả năng đặc biệt.

1001 thắc mắc: Loài nào có khả năng tự lột da thần kỳ khi gặp kẻ thù để thoát thân? ảnh 1
 

Loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới

Chuột gai châu Phi là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới.  Da của nó yếu hơn khoảng 20 lần và dễ xé rách hơn 77 lần so với da của chuột bạch thí nghiệm.

Những mô liên kết dưới da rất yếu giúp nó có thể làm được việc này, tuy nhiên mất đi lớp da khiến chúng rất dễ bị tổn thương. May mắn là những con chuột gai Châu Phi có khả năng tự phục hồi lớp da một cách nhanh chóng.

Đặc điểm da dễ bị xé rách của loài chuột gai châu Phi có thể giúp chúng thoát khỏi kẻ thù bằng cách tự lột phần lớn da của mình. 

Theo đó, khi bị tóm bởi các loài thú ăn thịt, chuột Gai có thể lột bỏ toàn bộ lớp da của mình để thoát thân, và sau một thời gian chúng có thể “mọc” lại hoàn toàn bộ lông, da, thậm chí là sụn hay tuyến mồ hôi nếu không may thương tổn trong một vài ngày và không để lại sẹo

Theo các nhà khoa học, thì tất cả động vật có vú cũng như bò sát đều sở hữu gen tự hồi phục. Tuy nhiên, khả năng hồi phục thần kỳ như trên thì chỉ tồn tại ở chuột Gai.

Chúng có thể tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày và không để lại sẹo hay bất kỳ dấu vết gì. Ngay cả khi gặp phải một vết thương khiến da của chúng bị tổn thương, cũng có thể phục hồi lại một cách nguyên vẹn.

Nếu chuột gai châu Phi bị thương thì đến hôm sau, vết thương đó có thể được thu nhỏ tới 64%. Vì thế mà việc bị rách da dù lớn đến đâu cũng ảnh hưởng đến loài chuột gai.

1001 thắc mắc: Loài nào có khả năng tự lột da thần kỳ khi gặp kẻ thù để thoát thân? ảnh 2
 

Loài động vật có lớp da dày nhất thế giới?

Có nhiều loài động vật sở hữu lớp da rất dày nhằm bảo vệ cơ thể như cá sấu, tê giác hay cá mập voi với lớp da có thể dày đến 15cm. Tuy nhiên độ dày đó mới chỉ bằng một nửa độ dày của lớp da một con cá nhà táng, lớp da của chúng có thể dày tới 35cm.

Thức ăn ưa thích của cá nhà táng là những con mực không lồ với các xúc tu sắc như dao cạo, do đó mà chúng cần một lớp da dày như vậy để tự vệ khi săn mồi.

Cá nhà táng là loài động vật có não lớn nhất hành tinh, đồng thời cũng vượt mọi loài khác về khả năng tạo ra tiếng ồn.

Cá nhà táng là một trong số vài loài động vật có vú sống dưới biển. Chúng thuộc bộ Cá voi, phân bộ Cá voi có răng. Những con cá nhà táng đực trưởng thành có chiều dài cơ thể lên tới 20,5 m. Thông thường, những con đực dài 18 m sẽ nặng 54 tấn, con cái dài 12 m sẽ nặng 17 tấn. Vì thế, cá nhà táng là loài động vật có răng lớn nhất hành tinh. 

Đối với những con cá nhà táng đực, phần đầu có thể chiếm 1/3 tổng chiều dài cơ thể của chúng. Phần đầu lớn giúp cá nhà táng trở thành động vật có bộ não lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh (bao gồm cả những sinh vật đã tuyệt chủng). Các nhà nghiên cứu cho biết, não của cá nhà táng nặng tới 8 kg, nặng gấp 5 lần não người bình thường. Tuy nhiên, loài vật này kém thông minh hơn cá heo và nhiều loài cá voi khác. 

Ngoài ra, cá nhà táng cũng là động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Con mồi chủ yếu của loài động vật này là mực, bao gồm cả mực khổng lồ và mực sống ở Nam Cực. Để bắt được con mồi ưa thích, cá nhà táng khổng lồ cần lặn xuống độ sâu 3 km để tìm và bắt mồi trước khi bơi lên mặt nước.

Cá nhà táng có thể lặn sâu nhờ khả năng nín thở lên tới 90 phút. Cấu tạo cơ thể giúp cá nhà táng thích nghi tốt với sự biến thiên đột ngột về áp suất của nước. Lồng ngực linh hoạt giúp chúng tiết kiệm oxy và hạn chế hấp thụ nitơ. Ngoài ra, máu cá voi có lượng hồng cầu cao, giúp chúng mang thêm nhiều dưỡng khí. 

Cá nhà táng cũng là loài động vật tạo ra tiếng động lớn nhất hành tinh. Do thường xuyên săn mồi ở những vùng nước sâu nên cá nhà táng phát triển thính giác để định vị địa hình và tìm kiếm con mồi. Dựa vào âm thanh dội lại, chúng có thể xác định vật cản trong vùng biển tối hay phát hiện vị trí con mồi đang di chuyển.

Trên thực tế, hàm dưới của cá nhà táng rất hẹp. Chúng có 18 – 26 chiếc răng ở mỗi bên của hàm dưới và khớp với các lỗ nằm ở hàm trên. Răng cá nhà táng hình chóp nón, có thể đạt khối lượng tới 1 kg/chiếc. Các nhà nghiên cứu cho rằng, răng của cá nhà táng không giúp ích nhiều cho chúng trong việc săn mồi. Người ta phát hiện nhiều xác mực còn nguyên vẹn trong dạ dày của chúng.

Tuổi đời của cá nhà táng đạt 70 năm hoặc hơn. Loài vật này gần như không có kẻ thù trong tự nhiên. Tuy nhiên, một đàn cá voi sát thủ có thể hợp sức trong việc dìm chết một con cá voi con để ăn thịt. Thông thường, cá nhà táng chỉ đẻ một con/lứa. Chúng mang thai khoảng 14 – 16 tháng và nuôi con trong nhiều năm tiếp theo. Cá nhà táng cái sinh con theo chu kỳ 6 – 10 năm/lần. 

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).