100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì II

100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì II
TPO - 100 gương mặt tiêu biểu của Giải thưởng Lương Định Của có độ tuổi từ 18 đến 35. 18 thanh niên dân tộc thiểu số, gồm 8 dân tộc, Thái, Tày, Nùng, Mông, Mường, Sán Dìu, Hre, Stiêng.

>> Kì I

11. Hoàng Đình Chiến (SN 1979, dân tộc Nùng, đoàn viên tỉnh Cao Bằng): Từ điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng đào, anh cải tạo được 1800m2 đất để trồng đào và cho thu nhập 25 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó anh có 1  ao cá cũng cho thu nhập 10 triêu/năm, tạo việc làm cho 6 lao động.

12. Đường Văn Phình (SN 1977, dân tộc Hán, đảng viên tỉnh Hà Giang): Sinh ra ở huyện thuộc vùng núi đá cao, biên giới của tổ quốc và đặc biệt khó khăn. Anh có mô hình kinh tế tổng hợp:  

HTX khai thác vật liệu xây dựng (khai thác bột đá, đá hộc, sản xuất bê tông; sửa chữa xe máy); tạo công việc cho 39 người (khai thác đá 30; sản xuất bê tông 6; sửa chữa xe máy 3) với thu nhập bình quân 1.200.000đ/người/tháng; thu nhập bình quân 70 triệu đồng/năm.

13. Hoàng Thị Hợi (SN 1986, dân tộc Tày, đòan viên tỉnh Hà Giang): Sống ở vùng nông thôn khó khăn, anh có mô hình VAC trong đó: 0.3ha lúa, 400m2 trồng rau, nuôi 03 con lợn nái, xuất 1 tấn lợn thịt, 2.500m2 ao nuôi tôm càng xanh, 1 máy xay sát thóc, 1 máy nghiền thức ăn gia súc. Dự kiến doanh thu hàng năm đạt 113 triệu đồng, lợi nhuận 63 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 4 lao động.

14. Vi Thị Thảo (SN 1985, dân tộc Nùng, tỉnh Lạng Sơn): Sống ở vùng đồi núi có nhiều khó khăn nhưng với sự tháo vát, đảm đang của mình, chị đã có hai mẫu ruộng cấy lúa, ngô lai năm nào cũng cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chị còn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, mỗi năm chị bán khoảng 7 ta đến 1,2 tấn lợn thịt, 6-8 tấn quả các loại. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình chị đạt trên 70 triệu đồng.

15. Nguyễn Thị Hương (Sn 1974, đoàn viên tỉnh Thái Nguyên): Có thời gian chị từng đi lao động ở nhà máy chè bên Đài Loan nên chị đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè, đặc biệt là được tiếp xúc với những công nghệ cao trong xử lý chè.

Năm 2007 và bước đầu đã thu được những thành công đáng khích lệ. Qua hạch toán 6 tháng đầu năm 2008, công ty của chi đã sản xuất được 20 tấn, chè an toàn, có mặt trên 6 quốc gia, doanh thu đạt 2,3 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt trên 50 triệu, đặc biệt công ty của chi còn là nguồn bao tiêu sản phẩm chè của địa phương, giải quyết việc làm cho 48 lao động, trong đó 39 lao động là thanh niên trẻ, 3 lao động là người tàn tật.

Trong thời gian tới chị tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu chè, nhập công nghệ hiện đại từ Đài Loan về để tiếp tục mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng của chè.

16. Dương Văn Sang (SN 1979, dân tộc Tày, kĩ sư nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên): Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp anh về quê và tháng 10/2007 anh xây dựng vườn ươm trên diện tích 2.500 m2 trồng keo, mỡ, và chè. Đến tháng 7 năm 2008 anh đã có doanh thu 157.500.000 đ và thu lãi 60 triệu đồng, tạo được 5 lao động thường xuyên với thu nhập 1 triệu đồng/ tháng và 300 công theo mùa vụ.

17. Đặng Quang Tùng (SN 1974, đòan viên tỉnh Vĩnh Phúc): Là Chủ nhiệm một hợp tác xã vật liệu xây dựng, anh là người có nhiều đóng góp quan trọng để đưa hợp tác xã phát triển lớn mạnh, tạo dựng uy tín đối với khách hàng. Doanh thu của HTX năm 2001 là 1 tỷ đồng nhưng đến 2007 đã đạt đến 17 tỷ đồng, dự kiến năm 2008 doanh thu sẽ tăng lên 20 tỷ đồng; HTX Thanh niên đã giải quyết việc làm cho 100 lao động với mức lương bình quân 2 triệu đồng/tháng;

Đồng thời anh cũng rất quan tâm đến công tác làm từ thiện, hàng năm HTX chi hàng chục triệu đồng để giúp đỡ các gia đình nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn… (nhận được bằng khen của Bộ xây dựng, Liên minh HTX VN, UBND tỉnh).

18. Hà Văn Quyết (SN 1977, đảng viên tỉnh Vĩnh Phúc): Nhận thấy thế mạnh của địa phương là có núi đá, anh đã quyết tâm mở cơ sở sản xuất ngay trên quê mình. Được sự nhất trí của UBND xã, anh đã mở đường xuyên rừng vào núi đá (chi cho xây dựng đường 600 triệu), khi có đường đi thuận lợi anh tổ chức khai thác đá, mở xưởng khai thác, sản xuất đá xây dựng, đã rải đường, các sản phẩm đá mỹ nghệ.

Năm 2007 doanh thu của anh đạt 1,2 tỷ, lợi nhuận 150 triệu; năm 2008 dự tính sẽ 2,5 tỷ, lợi nhuận đạt 300 triệu đồng. Cơ sở của anh cũng giải quyết được 20 lao động là thanh niên vơi mức lương bình quân 2,5 triệu đồng.

19. Lê Huy Hoàng (SN 1975, kĩ sư nông nghiệp tỉnh Phú Thọ): Là một kỹ sư nông nghiệp, anh là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và thực hiện các dự án giúp đồng bào miền núi làm quen với việc định canh định cư, phát triển kinh tế trồng chọt, chăn nuôi phù hợp, hiệu quả.

Nhiều đóng góp của anh đã được các địa phương, bộ Nông nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Điển hình là anh đã tham gia nghiên cứu, tham gia thực hiện một số đề tài, dự án sau:

- Dự án Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM) – dự án hợp tác giữa Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới của Pháp;

- Đề tài trọng điểm cấp bộ: “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống canh tác cây trồng bền vững trên đất dốc tại các tỉnh Tây Nguyên”;

- Dự án nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thâm canh tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”…

20. Đinh Công Lịch (SN 1982, dân tộc Mường, đòan viên tỉnh Phú Thọ): Anh là chủ Doanh Nghiệp Tư nhân Trọng Lich, là cơ sở đào tạo nghề làm chổi chít và sản xuất chổi chít xuất khẩu, tạo việc làm thường xuyên cho 60 lao động, trong đó ĐVTN chiếm 50%. Doanh thu ước đạt 1 tỷ đồng/năm , lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

(Còn nữa)

MỚI - NÓNG