1. Bắt đầu càng sớm càng tốt
Càng sớm đầu tư thì càng có nhiều thời gian cho khoản đầu tư đó sinh sôi. Nếu bạn đầu tư 10.000 USD và để nó sinh sôi trong 40 năm với mức lãi suất năm trung bình 8%, bạn sẽ có 217.000 USD. Nhưng nếu bạn đợi 10 năm nữa và đầu tư 20.000 USD (số vốn gấp đôi) bạn cũng chỉ có hơn 200.000 USD. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào, hãy cố gắng tiết kiệm và đầu tư tiền từ ngay hôm nay thay vì đợi đến ngày mai.
2. Tự động hóa
Bạn có thể là "kẻ thù" của chính mình trong vấn đề tài chính với thói quen trì hoãn, bỏ bê những điều cần phải làm, dễ bị cám dỗ và chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Đó là công thức hoàn hảo để "mãi không giàu".
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi những thói xấu đó là tiết kiệm bằng phương thức tự động. Có nghĩa là thiết lập chuyển định kỳ vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản nghỉ hưu của mình. Bằng cách này, bạn có thể tránh được những thói quen chi tiêu xấu, tiết kiệm được những khoản lẽ bị mang ra tiêu xài.
3. Tiết kiệm nhiều nhất có thể
Những khoản nhỏ khó mang lại kết quả lớn. Do đó, hãy cố gắng dành ra nhiều tiền nhất có thể, đặc biệt là khi bạn bắt đầu muộn.
4. Không bao giờ nợ thẻ tín dụng
Mức lãi suất cao của thẻ tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất tới tự do tài chính của bạn, khiến bạn mất tiền vào các khoản phí và lãi không cần thiết. Do đó, nếu muốn làm giàu, hãy bỏ qua thói quen thanh toán chậm thẻ tín dụng và thói quen chỉ thanh toán khoản tối thiểu mỗi tháng.
Thay vào đó, bạn cần học cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và thanh toán đủ mỗi tháng.
5. Chi tiêu tiết kiệm
Dù thu nhập và tài sản có tăng lên, hãy luôn duy trì thói quen sống tối giản và tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn có được tích lũy được nhiều hơn cho tương lai.
6. Tránh sa vào cám dỗ
Việc tránh khỏi các áp lực chi tiêu gần như là không thể, bạn cứ tiêu pha và ngày càng tiêu nhiều hơn. Vấn đề là việc chi tiêu quá tay có thể khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất, đồng nghĩa với bất ổn tài chính trong dài hạn.
Do đó, hãy tránh xa các trung tâm mua sắm, bỏ nhận tự động email quảng cáo mua sắm và nói "không" với những lời mời mà bạn biết sẽ tốn kém, đồng thời thay thế với những hoạt động mang lại động lực cho bản thân.
7. Đặt mục tiêu
Các mục tiêu là động lực và tạo cảm hứng cho chúng ta. Nhiều người có những mục tiêu chung chung như trả hết nợ, mua nhà, nghỉ hưu ở độ tuổi nào đó. Có thể bạn có mục tiêu khác như mở công ty riêng hoặc mua căn nhà thứ hai.
Tuy nhiên, những mục tiêu đó thường dễ bị lu mờ bởi áp lực cuộc sống hàng ngày và thường bị bỏ qua hoặc xao nhãng. Khi mục tiêu chỉ xuất hiện trong đầu thì chẳng thể tác động tới hành vi hay có ý nghĩa nào hết. Điều này khiến giấc mơ làm giàu mãi chỉ là giấc mơ.
Để biến giấc mơ đó thành hiện thực, hãy tập trung vào các mục tiêu bằng cách tự cam kết dành thời gian để nghĩ, đặt ưu tiên và phân bổ ngân sách cho chúng. Đồng thời, hãy luôn chú ý và theo dõi tiến độ các mục tiêu này.
8. Nâng cao tri thức
Những nhà đầu tư thành công thường dành thời gian để nghiên cứu những kiến thức về tài chính cơ bản. Họ tận dụng các cơ hội để nâng cao tri thức của bản thân và thực hành bằng các thông tin tài chính mỗi ngày.
Thay vì đọc báo lá cải, hãy đọc những tờ báo về kinh doanh, tài chính, theo dõi các chuyên gia trên mạng xã hội. Hãy trở thành một sinh viên mẫn cán đang học về tiền để có thể trở thành một chuyên gia làm giàu. Tuy nhiên, lưu ý là chỉ theo các lời khuyên từ những nguồn uy tín, đáng tin cậy.
9. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Những nhà đầu tư thành công luôn biết rằng không bao giờ nên "bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Họ luôn đa dạng hóa danh mục của mình bằng những khoản đầu tư khác nhau từ cổ phiếu, ETF, trái phiếu, cho tới bất động sản, bộ sưu tập hay startup.
Một danh mục đa dạng đồng nghĩa với việc bạn có được nhiều nguồn tăng lợi nhuận và bảo vệ được bản thân trước rủi ro nếu một trong số những khoản đầu tư đó thất bại.
10. Tiêu tiền để kiếm tiền
Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và từng bước thực hiện các mục tiêu tài chính của mình là đầu tư thuê một đội ngũ chuyên gia tài chính chuyên nghiệp như cố vấn, kế toán hay trong một số trường hợp là nhà hoạch định có kinh nghiệm và trình độ cao.
Việc này có thể tốn kém nhưng sự khách quan, trình độ chuyên môn của họ có thể "đáng tiền" đối với bạn. Tuy nhiên, kể cả khi có cố vấn, hãy luôn đảm bảo rằng bạn vẫn để mắt tới và biết được tiền của mình đang đi đâu và tại sao.