10. Trình Anh (Thần điêu hiệp lữ)
Mỹ nhân Trình Anh của Thần điêu hiệp lữ có vẻ đẹp trong veo như ngọc bích. Sắc đẹp của cô được ví như hoa cúc và thanh trúc, hai trong số ‘hoa trung tứ quân tử’ (4 loại hoa tượng trưng cho người quân tử).
9. Quách Phù (Thần điêu hiệp lữ)
Quách Phù là con gái lớn của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Tuy vậy nàng chỉ thừa hưởng những đặc điểm xấu của cha mẹ mà không lấy thêm được phẩm chất tốt nào. Quách Phù giống mẹ ở sự ương bướng, tai quái, ích kỷ nhưng lại không thông minh như mẹ.
Nàng ngốc nghếch giống cha nhưng lại không có được sự cần mẫn của cha. Đối với nhiều nhân vật trong Thần điêu hiệp lữ , Quách Phù là một kẻ thô bạo, bất tài, vô dụng. Tuy vậy, xét về nhan sắc, Quách Phù vẫn được xếp vào hàng những mỹ nhân tuyệt sắc trong tiểu thuyết Kim Dung.
8. Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên đồ long ký)
Chu Chỉ Nhược là trưởng môn nhân đời thứ tư của phái Nga My. Chu Chỉ Nhược hoa dung nguyệt mạo, yêu Trương Vô Kỵ nhưng vì bị sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái bắt thề độc, đồng thời kết hợp với lòng ghen tuông khi Trương Vô Kỵ yêu Triệu Mẫn nên liên tục tìm cách hãm hại chàng. Cô là nhân vật kiệt xuất của phái Nga My và luyện thành Cửu âm chân kinh được giấu trong Ỷ thiên kiếm.
7. Triệu Mẫn (Ỷ thiên đồ long ký)
Triệu Mẫn, tên thật là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, là cành vàng lá ngọc trong phủ Nhữ Dương Vương. Nàng sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, thông minh tài trí, mưu mẹo hơn người, võ công rất giỏi nhưng vì sinh ra trong nhung lụa nên tính cách rất ngang bướng, tự kiêu và ích kỷ trong chuyện tình cảm.
Ban đầu, Triệu Mẫn là người thủ đoạn tàn nhẫn, tuy nhiên, sau khi có tình cảm sâu nặng với Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã thay đổi hoàn toàn. Vì Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã chấp nhận từ bỏ thân phận, cũng chẳng còn thấy một Quận chúa độc ác, tai quái mà chỉ còn là một nàng Triệu Mẫn hiền lành, thông minh, yêu thương sâu sắc và hết mình.
6. A Châu (Thiên long bát bộ)
Cùng một mẹ sinh ra, nhưng khác với người chị em A Tử tàn bạo, ngang ngược, A Châu lại dịu dàng dịu dàng nhân hậu. A Châu không đẹp rực rỡ, mưu trí chẳng bằng ai, lại chỉ là một hầu gái trong nhà Mộ Dung Phục.
Nhưng đạo hiếu của cô, cùng với mối tình trong sáng của cô dành cho Kiều Phong đã khiến A Châu trở thành nhân vật mẫu mực, tượng trưng cho lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ phương Đông.
5. Hương Hương công chúa (Thư kiếm ân cừu lục)
Hương Hương công chúa là em gái của ‘Thúy vũ hoàng sam’ Hoắc Thanh Đồng. Trong số những mỹ nhân của mình, nhà văn Kim Dung có vẻ ưu ái Hương Hương công chúa khi dành tất cả những câu chữ mỹ miều nhất để miêu tả nàng.
Trong tác phẩm Thư kiếm ân cừu lục, Trần Gia Lạc yêu Hương Hương công chúa không chỉ là con người nàng, mà còn vì vẻ đẹp huyền ảo như trăng in đáy nước, hoa nở trong gương. Và rất nhiều khán giả nam đã xem hình ảnh Hương Hương công chúa như "người tình trong mộng".
4. Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu & Thần điêu đại hiệp)
Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, ngoài ra, cô cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ. Hoàng Dung cực kì xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người lại mặc Nhuyễn vị giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần.
Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả cẩu bổng pháp. Nét đẹp nổi bật ở Hoàng Dung là trí tuệ siêu phàm, thông minh nhanh trí, lắm mưu nhiều kế không thua bất cứ bậc nam tử nào. Cô luôn ở bên cạnh hỗ trợ cho Quách Tĩnh từ khi 2 người còn phiêu bạt giang hồ.
Thành tích lớn nhất của Hoàng Dung là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ. Khi thành Tương Dương thất thủ, nàng và gia đình đã tự vẫn.
3. Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)
Nhắc tới mỹ nhân tiểu thuyết, tất nhiên không thể không nhắc đến Tiểu Long Nữ. Năm 18 tuổi, Tiểu Long Nữ đã là một thiếu nữ quốc sắc thiên hương, chỉ cần nhìn qua là mê là đắm nhưng vì chưa bao giờ ra ngoài nên nàng giống như Tiên nữ chưa vướng bụi trần, ‘trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc’.
Tiểu Long Nữ là một cô gái trong sáng từ thân xác đến tâm hồn; đối với cô hoàn toàn không có biên giới giữa sự việc nên làm và không nên làm, nên tránh và không nên tránh. Cô thương yêu Dương Quá - đồ đệ kém mình bốn tuổi và trọn đời chỉ có mối tình ấy, không có một mối tình, một hình bóng nào khác.
2. Vương Ngữ Yên (Thiên long bát bộ)
Vương Ngữ Yên là cô gái có nhan sắc tuyệt trần, vì sắc đẹp ấy, Đoàn Dự đã yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, Kim Dung thường gọi Vương Ngữ Yên là" thần tiên tỷ tỷ".
Ngữ Yên còn được trời phú cho một trí tuệ mẫn tiệp hơn người, cô thuộc làu mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ, đến nỗi ai đánh một chiêu một thức cô đều gọi đúng tên chiêu thức đó, đồng thời biết luôn cả cách phá giải.
Cô trở thành quyển từ điển sống võ học, và do cô không hề biết võ công, nên nhiều thế lực thèm khát bắt cóc được cô để làm áp lực với họ Mộ Dung, và để cô dạy cho mình những đòn thế võ công thất truyền.
1. Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngao giang hồ)
Nhậm Doanh Doanh là nữ giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, con gái duy nhất của Nhậm Ngã Hành, được người trong giáo phái này kính trọng gọi là Thánh cô.
Thánh cô Nhậm Doanh Doanh được xem là hiện thân của tất cả mỹ nhân hoàn hảo nhất mà Kim Dung từng miêu tả. Nàng không chỉ có dung mạo quyến rũ, võ công cao cường, mưu trí hơn người mà còn đáng quý ở phẩm chất đức hạnh trong tâm hồn.
Có lẽ Kim Dung đã đem hết tâm lực của mình ra để xây dựng nhân vật Nhậm Doanh Doanh: một nhân vật nữ tươi đẹp trong sáng, giỏi âm nhạc, võ công cao cường, mưu trí sâu sắc, cai trị bọn bàng môn tả đạo bằng trái tim thép nhưng rất mẫn cảm với tình yêu và sống với tình yêu bằng trái tim dịu dàng vô kể.
Nhậm Doanh Doanh có một tâm hồn kiên định, công bằng nhưng cũng rất mực nhạy cảm, lãng mạn và giàu tình thương. Nàng dành cho Lệnh Hồ Xung thứ tình yêu thuần khiết như ngọc, trong sáng như pha lê.