10 dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn xuất sắc nhất khu vực miền Bắc 2020

10 dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn xuất sắc nhất khu vực miền Bắc 2020
TPO - Chăn nuôi và chế biến gà quế vi sinh; gối thảo dược người; du lịch bền vững; nuôi tôm áp sát thành phố ứng dụng công nghệ; chuỗi cung ứng và kinh doanh các sản phẩm từ cây tam thất; phát triển cây gia vị bạc hà và các sản phẩm chế biến từ bạc hà... là những dự án khu vực phía Bắc lọt vào chung kết toàn quốc cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo nông thôn 2020.

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo nông thôn 2020 vừa diễn ra vòng Bán kết khu vực miền Bắc với sự tranh tài của 28 dự án khởi nghiệp từ các tỉnh, thành phố.

 Theo ban tổ chức, 28 dự án đều đảm bảo tính sáng tạo, đổi mới trong khởi nghiệp, đa dạng về lĩnh vực. Qua các hoạt động tranh tài, cuộc thi đã lựa chọn 10 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết toàn quốc 2020.

 Trong khuôn khổ vòng bán kết còn diễn ra triển lãm trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; hoạt động kết nối giao thương giữa thanh niên khởi nghiệp với các doanh nhân; xúc tiến thị trường, kết nối cung cầu.

10 dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn xuất sắc nhất khu vực miền Bắc 2020 ảnh 1 Các dự án khởi nghiệp tranh tài tại bán kết khu vực miền Bắc

 Vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo nông thôn 2020 sẽ có 30 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất được lựa chọn từ vòng bán kết khu vực Bắc - Trung - Nam.  Dự án đoạt giải nhất sẽ nhận Bằng khen T.Ư Đoàn, 50 triệu đồng tiền mặt, học bổng "Tăng tốc khởi nghiệp, đạt chuẩn quỹ đầu tư" và nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ đồng.

 Cuộc thi do T.Ư Đoàn phối hợp Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2019 - 2022.

 Chị Nguyễn Thị Thu Vân – Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn T.Ư Đoàn cho biết: Cuộc thi hướng tới các bạn đoàn viên thanh niên có dự án sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến, làng nghề, thiết bị nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp.

 Qua cuộc thi, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đồng hành, hướng dẫn, giúp đỡ các bạn trẻ khởi nghiệp. Mặt khác, nhiều thí sinh cũng tự kết nối, hợp tác trong phát triển sản xuất, tạo chuỗi liên kết; nhiều dự án được doanh nghiệp hợp tác đầu tư… Qua đó, giúp nhiều thanh niên thay đổi tư duy trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, hình thành chuỗi giá trị.

 Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo nông thôn 2020 được phát động vào tháng 6/2020 đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 346 dự án từ 56 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.

10 dự án khu vực miền Bắc lọt vào chung kết toàn quốc

Dự án chăn nuôi và chế biến gà quế vi sinh (Ngô Thị Tham Tâm, Bắc Kạn)

Gối thảo dược người Dao (Lý Thị Quyên, Bắc Kạn)

Dịch vụ du lịch bền vững tại Hà Giang (Sùng Mí phìn, Hà Giang)

Mô hình nuôi tôm áp sát thành phố ứng dụng công nghệ BIo - Floc (Nguyễn Đình Tuấn, Hà Nội)

Hợp tác xã chuối Viba (Trần Trung Đức, Hòa Bình)

Chuỗi cung ứng và kinh doanh các sản phẩm từ cây tam thất trồng ở Simacai - Lào Cai (Giàng Seo Châu, Lào Cai)

Dự án sản xuất thức ăn hỗn hợp cho chó mèo (Lương Mạnh Quyết, Lào Cai)

Ý tưởng xây dựng trên tình hình chung của ngành nuôi nhuyễn thể (Lê Thị Hải, Quảng Ninh)

Ứng dụng công nghệ nhân tạo thụ tinh nhân tạo trong nuôi gà sinh sản và liên kết sản xuất theo chuỗi trong chăn nuôi gà bản Đầm Hà (Nguyễn Thị Thu Hiền, Quảng Bình)

Phát triển cây gia vị Bạc Hà và các sản phẩm chế biến từ Bạc Hà (Bùi Thị Duyên, Thái Bình)

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.