1-0 nghiêng về phía Mỹ?

Nga - Mỹ trao đổi điệp viên như trong phim trinh thám
Nga - Mỹ trao đổi điệp viên như trong phim trinh thám
TP - Vụ trao đổi gián điệp giữa Nga và Mỹ khiến cả thế giới ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì có nhiều điều kỳ lạ. Vì sao việc xử và trao đổi các “gián điệp” Nga diễn ra nhanh chóng như thế?

>>Nga - Mỹ trao đổi điệp viên
>>Thấy gì đằng sau vụ 'gián điệp' Nga tại Mỹ ?

Nga - Mỹ trao đổi điệp viên như trong phim trinh thám
Nga - Mỹ trao đổi điệp viên như trong phim trinh thám.

Vì sao lại đổi 10 người chỉ lấy bốn? Một số nhà quan sát thì nói đây là trò hề lịch sử. Phóng viên Paul Reynolds của BBC nói các “nhân viên tình báo” Nga thậm chí chưa xứng đáng được gọi là “gián điệp” (spy).

Theo Reynolds, những người này không bị buộc tội gián điệp, mà chỉ với tội trạng không đăng ký công khai như những “nhân viên tình báo” ngoại quốc, các nhân viên trong ý nghĩa này được hiểu chẳng khác gì mấy so với các viên chức đại diện.

“Bất cứ ai cũng có thể trở thành điệp viên cho chính phủ nước ngoài, nhưng bạn phải nói với bộ ngoại giao nước chủ nhà biết trước đã. Những người bị bắt vừa rồi đã không làm thế”, Reynolds viết.

Quả thật, trong vụ án gián điệp lần này, chủ đề được các báo khai thác nhiều nhất lại là sắc đẹp của cô gái Nga, Anna Chapman (tên thật là Anna Kushchenko). Các báo, kể cả khổ lớn lẫn lá cải chẳng khai thác được gì từ một nàng Mata Hari đời mới vì Anna không phải là vũ nữ, vả chăng theo các thông tin chính thống, “hoạt động tình báo” của cô cũng chỉ gói gọn vào vài bữa ăn thân mật với một số chức sắc, trí thức phương Tây.

Nhưng ít ra, dưới cái mác gián điệp, thêm vài tấm ảnh hở hang của Anna và cái được cho là “tiết lộ” của anh chồng cũ người Anh về “đời sống tình dục của nữ điệp viên”, các báo lá cải cũng có chuyện để bán báo.

Kiều nữ Nga Anna Chapman tại New York (Mỹ)
Kiều nữ Nga Anna Chapman tại New York (Mỹ).

Chính vì thế mà Reynolds viết: “Vụ thâm nhập của họ (các “điệp viên” Nga) vào cơ quan của Hoa Kỳ dường như không nhiều hơn việc gia nhập các hội phụ huynh, hay xuất hiện trên trang mạng Facebook”.

Có vẻ như báo chí Nga chẳng mấy thích thú nói về số lượng chênh lệch trong vụ “trao đổi điệp viên”. Bởi vì:

Nếu đó là một trận bóng đá, tỷ số sẽ là 10-4 nghiêng về phía Nga. Nhưng trong vụ này, số lượng không nói được bản chất vấn đề. Như một phát thanh viên trên radio ở Matxcơva nói: “Có nghĩa là một điệp viên của họ đổi lấy hai người rưỡi của chúng ta”.

Thực tế là, 10 người Nga, được cho là “hành nghề bất hợp pháp”, chưa từng tiếp cận được các trung tâm quyền lực của Mỹ ngoài vài bữa ăn với các tổ chức nghiên cứu nào đó và về mặt kỹ thuật, chưa bao giờ xác nhận hoạt động gián điệp trên đất Mỹ.

Trong khi đó, họ được đem ra đổi lấy những ai? Đều là những nhân vật quan trọng, từng nắm giữ nhiều thông tin tối mật của các tổ chức an ninh và khoa học Nga (một nhà khoa học hạt nhân và ba cựu sỹ quan tình báo Nga). Nói vậy để thấy rằng trong vụ này, “trận đấu” Mỹ-Nga có tỷ số 1-0!

MỚI - NÓNG