Bất lực nhìn từng người thân chìm xuống biển

Bất lực nhìn từng người thân chìm xuống biển
'Sau khi tàu chìm, anh em chúng tôi vớ được tấm xốp rộng 2 mét cùng 2 chiếc áo phao thay nhau mặc. Được 3 giờ sau thì Khiêm kiệt sức tắt thở rồi chìm. Cứ thế sau 15 giờ đồng hồ thì chỉ còn tôi và Hà sống', anh Lai nhớ lại.

Đau xót nhìn em trai và những đồng nghiệp từ từ chết

17h ngày 30/11, anh Hồ Vĩnh Lai (34 tuổi) và Vũ Viết Hà, hai ngư dân sống sót kỳ diệu trong vụ đắm tàu xảy ra ở Nghệ An được tàu của người cùng xã là ông Nguyễn Văn Kính đưa vào cảng Lạch Quèn (xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu) và về nhà an toàn.

Trên mặt anh hằn chi chít những vết thương do va đập trong lúc trôi dạt. Sau phút đoàn tụ, anh Lai bắt đầu kể lại cho mọi người nghe phút chìm tàu và hành trình sống sót kì diệu của mình.

Anh Hồ Vĩnh Lai là một trong 2 người may mắn sống sót trở về sau chuyến tàu định mệnh. Kể lại giây phút tàu đắm, anh Lai vẫn còn run sợ, hoảng loạn
Anh Hồ Vĩnh Lai là một trong 2 người may mắn sống sót trở về sau chuyến tàu định mệnh. Kể lại giây phút tàu đắm, anh Lai vẫn còn run sợ, hoảng loạn.

“Khoảng 4h sáng ngày 28/11, khi mấy anh em đang đánh cá thì không may bị gãy mất 1 sào lưới khiến con tàu bị tràn nước vào khoang. Lúc đó ai cũng cuống, người thì múc nước, người sửa chữa lại chỗ hư hỏng của tàu nhưng không được. Đến 5h sáng thì tàu bắt đầu chìm, cả 10 anh em chỉ kịp bám vào tấm xốp rộng 2m2, cao 1 mét. Trên tàu có 2 chiếc áo phao thì anh em chia nhau mặc mỗi người một lúc cho đỡ rét. Cứ thế chúng tôi lênh đênh trên biển với hi vọng có ai nhìn thấy mình và cứu”.

Thế nhưng, chỉ 4 tiếng sau, người đầu tiên ra đi là Khiêm. Rồi sau đó, cứ vài tiếng 1 người, dần dần mọi người không trụ được và buông tay khi khỏi tấm xốp.

Anh Nguyễn Văn Hà cũng là người may mắn sống sót trên con tàu bị nạn, vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Hà chia sẻ: “Ngoài đó lạnh lắm, trời lại mưa, sóng rất lớn nên khi rơi xuống nước cả 10 anh em bắt đầu lạnh cóng cả người. Để duy trì sự sống cho mình, chúng tôi bảo nhau cứ gặp gì là ăn nấy để cho miệng khỏi bị cứng lại. Những miếng xốp, rong biển hay con rạm chúng tôi đều ăn. Lúc nào đói thì nuốt vào bụng còn không thì cứ nhai rồi nhả bã”. Đến 19h tối cùng ngày thì chỉ còn lại anh Lai và Hà có sức khỏe nên vẫn còn bám lại còn tất cả mọi người đã buông tay. Thất thần bên ban thờ mới lập của anh Thế, anh Lai đau đớn nhớ lại giây phút em trai mình ra đi.

Anh Vũ Viết Hà không thể tin mình vẫn còn sống sót trở về
Anh Vũ Viết Hà không thể tin mình vẫn còn sống sót trở về.

“Tôi đang bám vào tấm xốp thì nghe ai đó kêu “anh Lai, anh Lai, anh Lai ơi” tiếng rất yếu. Nhìn lại thì tôi thấy chú Thế đang buông dần tay. Tôi nhanh chóng lặn theo kéo chú ấy lên nhưng khi đó chú ấy đã chết rồi. Ban đầu tôi muốn bỏ thi thể của em mình lên tấm xốp để đưa về nhưng không thể làm được. Vậy là tôi đành buông tay cho em trôi đi".

Mệt mỏi và dần đuối sức thì đến chiều ngày 29/11, anh Lai nhìn thấy phía xa một con tàu đánh cá đang đi đến. Lấy hết sức bình sinh, anh Lai cùng anh Hà bỏ tấm xốm bơi về phía con tàu kêu cứu và được người trên tàu đưa lên. Khi được vớt lên, hai anh đã rất yếu, người tìm bầm. Được mọi người đốt lửa, nấu mì cho ăn, anh Lai và anh Hà dần tỉnh lại và điện đàm về nhà báo cho mọi người biết. Đến 11h đêm, sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết hai anh đã được chuyển sang tàu cá của ông Kính để đưa về quê.

Anh Lai thổ lộ thêm: “Trong suốt 6 năm đánh cá thì đây là lần thứ 2 tôi bị nạn. May mắn tôi được trở về nhưng các anh em của tôi đã không con nữa. Nhất là chú Thế, còn nỗi đau nào lớn hơn khi chính mắt mình nhìn thấy em trai chết đi mà không cứu được. Tôi muốn đưa xác em tôi về lắm nhưng không biết buộc vào đâu được. Thế là em tôi chết mất xác rồi, anh có lỗi với em Thế ạ, anh không cứu được em cũng không đưa em về quê hương”.

Anh Lai trong vòng vây của hàng trăm bà con làng xóm và người thân khi vừa về tới nhà. Anh Lai và em Hà được tàu của ông Hồ Trung Thành, trú tại Quảng Bình cứu vào lúc 15h ngày 29/11 khi đang lênh đênh trên biển
Anh Lai trong vòng vây của hàng trăm bà con làng xóm và người thân khi vừa về tới nhà. Anh Lai và em Hà được tàu của ông Hồ Trung Thành, trú tại Quảng Bình cứu vào lúc 15h ngày 29/11 khi đang lênh đênh trên biển.

Đại tang nơi xã nghèo miền biển

Vừa nhìn thấy mọi người, anh Lai gào lên: “Họ chết hết cả rồi, chính mắt tôi nhìn thấy họ chết trước khi buông tay khỏi tấm xốp. Không còn ai nữa đâu, cả em trai tôi nữa”. Anh Lai vừa dứt lời thì tất cả mọi người có mặt đón anh òa lên khóc nức nở.

Gia đình các ngư dân đang bị mất tích lần lượt làm lễ phát tang cho họ. Niềm vui sống sót trở về của anh Lai chưa kịp chia sẻ thì căn nhà bên cạnh chị Mai Thị Phương (SN 1985) cùng anh em họ hàng phải làm lễ phát tang cho chồng mình là anh Hồ Vĩnh Thế. Tiếng khóc xé lòng của người vợ trẻ khi tấm áo tang dần được người thân lồng vào người chị. Có lẽ đến lúc này hi vọng sự trở về của người chồng đã lụi tắt.

“Anh đi rồi em và hai con biết sống sao đây anh ơi. Anh nói anh đi chuyến này kiếm tiền về cho mẹ con em sắm tết mà sao lại ra nông nỗi này. Em và các con không cần tiền nữa, anh về với mẹ con em", chị Phương gào khóc.

Chị Phương vật vã trước ban thờ của chồng

Chị Phương vật vã trước ban thờ của chồng.

Những đôi mắt đỏ hoe ngân ngấn nước của mọi người khi thấy cảnh người vợ vật vã trước ban thờ của chồng. Nghe tiếng mẹ khóc, hai đứa con của anh Thế òa lên khóc theo mẹ. Hi vọng về sự sống của 8 người còn lại đã lụi tắt. Bà Nguyễn Thị Hương đau đớn khi cùng lúc bà mất đi hai đứa con trai trên chuyến tàu đó. Căn nhà nhỏ bên con lạch là nơi mẹ con bà vui vẻ quây quần bên nhau nay ảm đạm nhuốm màu đau thương. Ngay khi anh Lai trở về, gia đình bà cũng đã chuẩn bị phát tang cho hai anh em Trí và Huỳnh.

Lết từng bước nặng nề trong căn nhà nhỏ bé nhưng từ nay có lẽ ngôi nhà đó trở nên lạnh lẽo và trống trải khi mất đi hai đứa co thân yêu của bà.

Để có số tiền góp váo đóng tàu, bà Hương phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Không ngờ con tàu vừa ra khơi được chuyến thứ 2, các đồ dùng trên tàu còn chưa sắm hết chứ đừng nói chuyện trả đồng tiền nợ nào. Vậy mà nay bà Hương mất đi hai đứa con và phải cộng theo số nợ khổng lồ. Chỉ nghĩ đến nhiều người thương cảm cho người góa phụ chịu nhiều bất hạnh.

Bất lực nhìn từng người thân chìm xuống biển ảnh 5
Anh Lai (ảnh trên) và bà Lài bất thần bên bà thờ lập vội của anh Thế
Anh Lai (ảnh trên) và bà Lài bất thần bên bà thờ lập vội của anh Thế.
Bà Hương suy sụp sau sự ra đi của hai người con trai
Bà Hương suy sụp sau sự ra đi của hai người con trai.

Vật vã trước di ảnh của con trai, bà Nguyễn Thị Ngoan (SN 1977) mẹ của ngư dân Nguyễn Duy Khiêm, người nhỏ tuổi nhất đau đớn nói: “Con tôi chỉ là một đứa trẻ, tại sao nỡ bắt nó đi sớm như vậy chứ. Trả lại con cho tôi".

Không khí đau thương, tang tóc bao trùm lấy xã nghèo. Anh Lai nghẹn ngào nói tiếp: “Dẫu biết sống chết ở nghề nhưng cái nghề đi biển này phũ phàng quá. Em trai tôi đã đi rồi, bây giờ không biết có tìm được xác không. Tang thương quá".

Cũng trong chiều cùng ngày lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu cũng đã có mặt để thăm hỏi và động viên các gia đình có người bị nạn. Ông Lê Văn Quyết phó chủ tịch xã An Hoa cho biết: “Sau khi nhận được thông tin về sự việc chúng tôi đã có mặt tại các gia đình có người thân bị nạn để thắp hương chia buồn cùng các gia đình có người bị nạn”.

Theo Phạm Hòa
Tri Thức

Xem thêm:

> Sống sót kỳ diệu sau hơn 70 giờ vật lộn với sóng dữ
>Hai ngư dân sống sót vụ chìm tàu đoàn tụ gia đình
>Danh tính 10 ngư dân xứ Nghệ mất tích bí ẩn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.