Những kỷ vật bình dị thời chiến của cựu binh

Những kỷ vật bình dị thời chiến của cựu binh
TPO – Áo, mũ, súng, gậy Trường Sơn, nhật ký, chang tóc... là những kỷ vật kháng chiến bình dị nhưng đầy ý chí quyết tâm của người cán bộ, chiến sĩ Đà Nẵng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Những kỷ vật bình dị thời chiến của cựu binh

> Triển lãm “huyền thoại đường Trường Sơn"
> Tranh nói lên ý chí của một thế hệ

TPO – Áo, mũ, súng, gậy Trường Sơn, nhật ký, chang tóc... là những kỷ vật kháng chiến bình dị nhưng đầy ý chí quyết tâm của người cán bộ, chiến sĩ Đà Nẵng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

1. Sáng nay (22/11), Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận hơn 60 cổ vật, hiến vật kháng chiến được người dân, cán bộ lão thành cách mạng hiến tặng. Các hiện vật này đã nhắc lại thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta: chiếc khay làm từ mảnh pháo sáng, chiếc bi đông là chiến lợi phẩm thu được từ địch, tài liệu học tập tại chiến khu, chiếc mũ cối, cây gậy trường sơn
Sáng nay (22/11), Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận hơn 60 cổ vật, hiến vật kháng chiến được người dân, cán bộ lão thành cách mạng hiến tặng. Các hiện vật này đã nhắc lại thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta: chiếc khay làm từ mảnh pháo sáng, chiếc bi đông là chiến lợi phẩm thu được từ địch, tài liệu học tập tại chiến khu, chiếc mũ cối, cây gậy trường sơn.
Chiếc áo kỷ vật
Chiếc áo kỷ vật.
4 kỷ vật (túi xách, khay, ca, mũ vải) của ông Lê Sơn (81 tuổi, trú Nguyễn Tri Phương- TP.Đà Nẵng), từng là thanh niên xung phong thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ... Trong đó, chiến khacy đựng cốc chiến được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ F105 (máy bay thần sấm) bị bắn tại tỉnh Yên Bái năm 1966
4 kỷ vật gồm túi xách, khay, ca, mũ vải của ông Lê Sơn (81 tuổi, trú Nguyễn Tri Phương- TP.Đà Nẵng), từng là thanh niên xung phong thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ... Trong đó, chiến khay đựng cốc chiến được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ F105 (máy bay thần sấm) bị bắn tại tỉnh Yên Bái năm 1966.
Chiếc gậy Trường Sơn của cựu binh Đinh Ngọc Bửu (Sinh 1930, mất năm 2013, Đà Nẵng), nguyên cán bộ Phòng tham mưu Bộ tư lệnh QK5. Chiếc gậy này đã theo suốt ông trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên, được ông Bửu hiến tặng bảo tàng Đà Nẵng trước khi qua đời
Chiếc gậy Trường Sơn của cựu binh Đinh Ngọc Bửu (SN 1930, mất năm 2013, Đà Nẵng), nguyên cán bộ Phòng tham mưu Bộ Tư lệnh QK5. Chiếc gậy này đã theo suốt ông trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên, được ông Bửu hiến tặng bảo tàng Đà Nẵng trước khi qua đời.
Khẩu súng lục hiệu Mauser-Werke của ông Chế Viết Tấn (sinh 1926, tại Hòa Vang, Đà Nẵng, mất 2012), từng Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Phó trưởng ban thường trực Ban kinh tế TƯ... Năm 1953, ông Tấn được cấp khẩu súng này và được ông sử dụng hiệu quả trong suốt thời gian hoạt động cách mạng
Khẩu súng lục hiệu Mauser-Werke của ông Chế Viết Tấn (SN 1926, tại Hòa Vang, Đà Nẵng, mất năm 2012), từng Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Phó trưởng Ban Thường trực Ban kinh tế TƯ... Năm 1953, ông Tấn được cấp khẩu súng này và được ông sử dụng hiệu quả trong suốt thời gian hoạt động cách mạng.
Tài liệu học tập kháng chiến, đèn pin, giáo án dạy văn hóa của bà Phạm Thị Tuyết Hồng (SN 1945, tại Hòa Vang, Đà Nẵng). Cuốn giáo án này do bà tự biên soạn gồm những bài học về toán và văn bà học được tại trường trung học nữ Đà Nẵng
Tài liệu học tập kháng chiến, đèn pin, giáo án dạy văn hóa của bà Phạm Thị Tuyết Hồng (SN 1945, tại Hòa Vang, Đà Nẵng). Cuốn giáo án này do bà tự biên soạn gồm những bài học về toán và văn bà học được tại trường trung học nữ Đà Nẵng.
1 trong 7 kỷ vật ông Trần Viết Trí (sinh 1927, Đà Nẵng) tặng Bảo tàng Đà Nẵng. Chiếc hộp kim tiêm ông Trí dùng để tiêm thuốc cho cán bộ, chiến sĩ trong thời gian ông bị giam ở nhà lao Hội An năm 1957
1 trong 7 kỷ vật ông Trần Viết Trí (sinh 1927, Đà Nẵng) tặng Bảo tàng Đà Nẵng. Chiếc hộp kim tiêm ông Trí dùng để tiêm thuốc cho cán bộ, chiến sĩ trong thời gian ông bị giam ở nhà lao Hội An năm 1957.
Chiếc bi đông- chiến lợi phẩm của Dũng sĩ giệt Mỹ Trần Thị Bưởi (Sinh 1947, quê Vĩnh Linh, Quảng Trị) thu được của địch tại cao điểm 31- Cồn Tiên (Gio Linh, Quảng Trị) năm 1968. Tấm ảnh kỷ niệm và Bưởi được gặp bác Hồ. Bà tên thật là Trần Thị Buổi nhưng được bác Hồ đổi thành Bưởi- mang hương thơm của loài hoa bưởi. Lần này 2 vợ chồng bà Bưởi hiến tặng nhiều hiện vật ý nghĩa cho bảo tàng Đà Nẵng
Chiếc bi đông- chiến lợi phẩm của Dũng sĩ giệt Mỹ Trần Thị Bưởi (Sinh 1947, quê Vĩnh Linh, Quảng Trị) thu được của địch tại cao điểm 31- Cồn Tiên (Gio Linh, Quảng Trị) năm 1968. Tấm ảnh kỷ niệm và Bưởi được gặp bác Hồ. Bà tên thật là Trần Thị Buổi nhưng được bác Hồ đổi thành Bưởi- mang hương thơm của loài hoa bưởi. Lần này 2 vợ chồng bà Bưởi hiến tặng nhiều hiện vật ý nghĩa cho bảo tàng Đà Nẵng.
Chiếc mũ cối kỷ vật của ông Phạm Thanh Ba (sinh 1932, Điện Bàn, Quảng Nam), từng là Chánh văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà, chánh văn phòng tỉnh ủy Quảng Nam, rồi quyền Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Đây là 1 trong 7 kỷ vật ông hiến tặng: hộp kim tiêm, mũ cối, bài thơ, gùi, quai rút dép..
Chiếc mũ cối kỷ vật của ông Phạm Thanh Ba (sinh 1932, Điện Bàn, Quảng Nam), từng là Chánh văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà, chánh văn phòng tỉnh ủy Quảng Nam, rồi quyền Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Đây là 1 trong 7 kỷ vật ông hiến tặng: hộp kim tiêm, mũ cối, bài thơ, gùi, quai rút dép...
Chang tóc của Anh hùng LLVT Huỳnh Thị Thơ (Sinh 1952, Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng). 13 tuổi tham gia giao liên; từng giữ chức tổ trưởng tổ biệt động K20
Chang tóc của Anh hùng LLVT Huỳnh Thị Thơ (SN 1952, Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng). 13 tuổi tham gia giao liên; từng giữ chức tổ trưởng tổ biệt động K20.
Lần này bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận 21 hiện vật, trong đó 5 hiện vật thuộc nhóm chứng tích chiến tranh và 1 bộ sưu tập khảo cổ có 16 tiêu bản gồm nhiều loại hình: cuốc, rìu... của nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi)
Lần này Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận 21 hiện vật, trong đó 5 hiện vật thuộc nhóm chứng tích chiến tranh và 1 bộ sưu tập khảo cổ có 16 tiêu bản gồm nhiều loại hình: cuốc, rìu... của nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi).

Nguyễn Huy

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.