> Tiền Phong những ngày ở chiến khu Việt Bắc
> 'Tiền Phong' trong đội ngũ Tiên Phong
Báo Tiền Phong được phân ở tầng hai tòa nhà phía trong gồm ba phòng làm việc khá đẹp, sàn gạch men hoa nhưng không có một tiện nghi nào. Buổi đầu, các phóng viên làm việc ngay trên sàn gạch. Có người tìm được mảnh ván gỗ kê lên đùi để viết, có người nằm bò ra sàn để viết. Ban đêm trải chiếu ngủ trên sàn.
Ít lâu sau, số 64 Bà Triệu. Đến giữa năm 1955, nhờ có sự quan tâm của đồng chí Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Lam, báo mới có trụ sở riêng tại 45 Hàm Long. Ở đây, bàn ghế và các tiện nghi làm việc, ăn, ở được dần dần trang bị. Báo dành một phòng rộng để tiếp khách, ngoài ra còn 5 phòng khác dành cho các ban của báo và phòng tòa soạn. Đó vừa là nơi làm việc, vừa là chỗ ở của cán bộ. Không ai có chỗ ở riêng. Tình trạng ăn ở và làm việc như vậy kéo dài đến 4 - 5 năm. Báo Tiền Phong tiếp tục chuyển về 167 Phùng Hưng (1959-1961) sau đó chuyển về 15 Hồ Xuân Hương từ cuối 1961 và ở đây đến nay.
Những năm sau khi về lại Thủ đô, Tiền Phong dần được bổ sung lực lượng. Lần lượt về báo là các phóng viên Lê Thị Túy, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Lê Mai, Đinh Chương, Phan Mai, Võ Văn Thoại, Đỗ Văn Thoan, Tạ Bảo...; các nhân viên Nguyễn Trác (đánh máy), Đặng Văn Cậy (nhân viên hành chính). Tiếp theo là lớp phóng viên Tất Vinh, Mạc Lân, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Chí Tình, Vũ Lê...
Ổn định nơi làm việc, báo Tiền Phong có điều kiện tập trung phát triển sâu về nội dung.
Sau khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, giai đoạn 1958 – 1960 miền Bắc bước vào cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể. Mục tiêu là “đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội để làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho thanh niên và cho các tổ chức của Đoàn đã được đặt ra tại Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 4.
Theo tinh thần nghị quyết của T.Ư Đảng và T.Ư Đoàn, nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa xã hội cho thanh niên trở thành công việc quan trọng và cấp bách nhằm làm cho trình độ tư tưởng của đoàn viên và thanh niên theo kịp với tình hình chuyển biến của cách mạng. Trên báo Tiền Phong đã xuất hiện những đề tài về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về kế hoạch nhà nước, về các ngành công nghiệp lúc đó còn rất mới lạ đối với thanh niên, những bài tranh luận với báo chí Sài Gòn về “mẫu người lý tưởng”. Diễn đàn Thanh niên được mở ra với nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về những vấn đề nóng bỏng lúc bấy giờ.
Diễn đàn “Như thế có phải là hy sinh không?”. Ảnh: H.V. |
Cuộc thảo luận “Như thế có phải là hy sinh không?”
Chính cuộc đối thoại này đã làm cho mục “Diễn đàn thanh niên” trên báo Tiền Phong sôi nổi, lý lẽ tranh luận cũng sắc sảo hơn. Cuối cùng, đồng chí Lê Quân được phân công viết bài tổng kết. Cuộc đối thoại và bài tổng kết đã có tác dụng tốt trong việc bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ và làm sáng tỏ nguyên tắc phân phối dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tranh thủ được sự đồng tình của người đọc đối với chế độ lương mới.
Cuộc thảo luận “Đi theo con đường nào?”
Cuộc thảo luận thứ hai đáng chú ý là vấn đề “Đi theo con đường nào” trên mục “Diễn đàn thanh niên”. Đây là vấn đề nóng bỏng được đặt ra trong thanh niên nông thôn giữa lúc Đảng ta đang tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa trong nông nghiệp.
Tòa soạn báo Tiền Phong chủ trương đưa vấn đề này lên báo để đông đảo thanh niên nông dân thảo luận: “Đi theo con đường nào?”. Cuộc thảo luận thu hút đông đảo thanh niên tham gia, không chỉ có thanh niên nông dân. Đáng chú ý là có những ý kiến của nhiều đoàn viên, thanh niên đã từng đi vào con đường làm ăn tập thể, nói lên suy nghĩ và những kinh nghiệm của chính mình. Đó là những ý kiến vừa có lý, vừa có tình, có sức thuyết phục cao. Cũng có ý kiến chỉ một chiều phê phán thái độ do dự, hoặc một chiều giảng giải đạo lý chung chung về cuộc đấu tranh giữa hai con đường, thiếu sự thông cảm. Loại ý kiến trên chủ yếu là của những bạn trẻ là sinh viên, học sinh, nhân viên hành chính ở các cơ quan.
Kết quả là cuộc thảo luận đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục xã hội chủ nghĩa và khuyến khích thanh niên nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.
Tuổi trẻ và ước mơ
Đề tài thứ ba đáng chú ý là cuộc thảo luận xung quanh vấn đề giữa ước mơ của tuổi trẻ và những yêu cầu của cách mạng đối với họ có mâu thuẫn không?
Cuộc thảo luận đã thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn trẻ, nó thể hiện được xu thế cách mạng và lòng tin vô hạn của thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng và vào tiền đồ xán lạn của dân tộc. Cuối cùng, nhà báo Thanh Bình đã viết bài tổng kết cuộc thảo luận đăng liên tục trên 4 số báo Tiền Phong (từ số 621 đến số 624). Ngay sau đó, nhà xuất bản Thanh niên đã cho in và xuất bản bài tổng kết đó với tên gọi “Tuổi trẻ và ước mơ”.
Còn nữa