Hầu hết nhân viên nữ bị quấy rối đều... giấu nhẹm!

Hầu hết nhân viên nữ bị quấy rối đều... giấu nhẹm!
Các chuyên gia góp ý, cần quy định rõ thế nào là hành vi quấy rối tình dục (QRTD) bị xử phạt. Hơn nữa cũng cần đưa ra quy định bảo vệ người tố cáo và công khai vấn đề sẽ dùng khoản tiền thu được từ nộp phạt vào mục đích gì.

Hầu hết nhân viên nữ bị quấy rối đều... giấu nhẹm!

> Quấy rối tình dục công sở: Phạt 75 triệu! 

Các chuyên gia góp ý, cần quy định rõ thế nào là hành vi quấy rối tình dục (QRTD) bị xử phạt. Hơn nữa cũng cần đưa ra quy định bảo vệ người tố cáo và công khai vấn đề sẽ dùng khoản tiền thu được từ nộp phạt vào mục đích gì.

Cần có quy định cụ thể về hành vi QRTD bị xử phạt
Cần có quy định cụ thể về hành vi QRTD bị xử phạt.
 

Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động" vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) đưa ra lấy ý kiến người dân.

Lần đầu tiên Nghị định này đưa ra mức xử phạt hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng. Quy định về vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều người và đã có nhiều ý kiến đóng góp được các chuyên gia đưa ra. Văn phòng ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) tại Việt Nam đưa ra ý kiến rất hoan nghênh việc lần đầu tiên các vấn đề về quấy rối tình dục (QRTD) ở nơi làm việc đã được Việt Nam quy định tại Bộ luật Lao động sửa đổi.

Bởi theo Nghiên cứu gần đây do Bộ LĐ- TB&XH thực hiện với sự giúp đỡ của ILO, phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở VN là nữ giới còn khá trẻ (18 - 30 tuổi). Nghiên cứu cũng chỉ ra, nỗi lo sợ mất việc đã khiến rất nhiều nạn nhân bị QRTD không dám lên tiếng; hơn nữa họ im lặng vì cảm thấy xấu hổ. Bộ Luật Lao động sửa đổi sắp có hiệu lực tới đây được kỳ vọng là một bước tiến quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là sẽ bảo vệ phụ nữ khỏi quấy rối tình dục ở nơi công sở.

Nhìn nhận vấn đề, Khuất Thị Hải Oanh, Trưởng phòng nghiên cứu Sức khỏe Xã hội - Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội cũng đưa ra ý kiến đồng thuận nếu vấn đề xử phạt hành vi quấy rối tình dục được đưa vào luật. “QRTD đặc biệt ở nơi công sở đã tồn tại từ lâu, ai cũng biết chuyện đó. Thông thường, đối tượng bị quấy tối tình dục là phụ nữ, nhưng do tâm lý và đặc điểm xã hội nên hầu hết chị em đều lảng tránh vấn đề dù có khi chính mình là nạn nhân”- Bà Oanh khẳng định.

Bà Oanh đánh giá, đây là phạm trù khá nhạy cảm, rất có thể bị nhẫm lẫn giữa hành vi trêu đùa với hành vi cố ý. “Những câu chuyện đùa trong nhóm gồm nhiều nam và nữ. Tuy nhiên, chỉ có 1-2 đối tượng sẽ là nhân vật chính bị trêu đùa, đề cập đến vấn đề nhạy cảm có thể coi là bị quấy rối không. Hành vi “nhạy cảm” đến đâu thì bị coi là quấy rối”. Ở góc độ luật pháp bà Oanh cũng đưa ra ý kiến lo ngại về quy định còn quá chung chung. “Cần quy định rõ thế nào là hành vi QRTD. Người bị quấy rối khi tố cáo có cần đưa ra chứng cứ hay không…”- bà Oanh nói.

Nhận xét xung quanh quy định xử phạt về QRTD, ông Phạm Vũ Thiên, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số lại lưu ý đến vấn đề trong Nghị định thiếu hẳn hướng dẫn về thủ tục khiếu nại tố cáo. “Ngoài những quy định cụ thể về hành vi bị xử phạt. Trước đó, cần quy định rõ người tố cáo bị QRTD sẽ được bảo vệ danh tính, giữ bí mật ra sao. Bởi nếu quy định không đủ chuẩn không kín kẽ có khi người đi tố cáo lại lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân bị công khai danh tính, hỏi xét… Và nếu như vậy thì luật sẽ không thể thực thi vì không ai muốn nhờ đến luật để tự làm hại mình thêm”- ông Thiên đóng góp.

Ông Thiên cũng bày tỏ quan điểm, khi đã đưa vấn đề vào luật thì phải quy định rõ những vấn đề như: Sau khi tố cáo, người bị QRTD có được bồi thường về danh dự bằng vật chất hay không. Cùng đó, cơ quan thực thi phạt luật phải công khai rõ sẽ đưa khoản tiền phạt thu được vào quỹ nào, quỹ đó chi dùng vào mục đích gì… Ví dụ như dùng để tuyền truyền phòng chống QRTD, chứ không thể dùng để xây mới, sửa chữa công trình xã hội.

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Hồng (Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho rằng quy định trong Dự thảo về vấn đề này còn quá sơ sài và thiếu thiếu định nghĩa, định dẫn thể. Thông thường, hành QRTD có thể thực hiện bằng nhiều cách, trong đó diễn ra nhiều nhất là hành vi và lời nói. Như vậy, nếu theo bằng lời nói thì mức phạt 75 triệu đồng là quá nặng nhưng lại là quá nhẹ với hành vi cưỡng dâm.

Theo bà Hồng, ở những quốc gia đang thực thì xử phạt đối với hành vi QRTD thì trong luật cũng không thể bỏ qua bước nhắc nhở. Bởi có khi chỉ cần nhắc nhở người vi phạm sẽ ý thức chấm dứt được ngay nên không cần phải ra tòa, không bị xử phạt. Vì mục tiêu của người ta là bảo vệ quyền của người phụ nữ, hoặc người bị quấy rối, tạo môi trường làm việc tốt mới là quan trọng.

Liên quan đến vấn đề, ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) nhấn mạnh: QRTD chỉ là một trong những hành vi được đưa ra trong dự thảo Nghị định đang lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trên website của Bộ LĐ-TB-XH. Ông San cũng thừa nhận, hiện vẫn chưa có một định nghĩa nào về hành vi QRTD. Tuy nhiên do yêu cầu từ Tổ chức Lao động quốc tế, phải đưa vấn đề này vào luật. “Vừa rồi, trong quá trình soạn thảo luật Lao động cũng có một số định nghĩa đưa ra, nhưng chưa thỏa mãn vì còn vướng. Mặc dù đã tham khảo quốc tế, nhưng chuyển hóa vào VN rất khó. Do chưa có định nghĩa cụ thể nên mức xử phạt được xây dựng căn cứ vào luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động” – ông San cho hay.

Một thành viên của tổ biên tập cho biết thêm, QRTD là một điều mới mẻ tại Việt Nam. Do đó sẽ còn căn cứ vào thực tế và ý kiến đóng góp từ xã hội. Nếu thấy không phù hợp sẽ có điều chỉnh tiếp.

Theo Thanh Trầm
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG