Thực hư chuyện mất mạng vì ăn thịt 'Rùa thần'

Thực hư chuyện mất mạng vì ăn thịt 'Rùa thần'
TPO - Thời gian qua, miền quê La Xuyên (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) xôn xao trước tin nhóm người ăn thịt rùa thần, lần lượt chết bất đắc kỳ tử. Phóng viên Tiền Phong đã về tìm hiểu thực hư câu chuyện.

Ăn thịt rùa thần phải chết?

Thời gian gần đây, miền quê La Xuyên, xã Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội) xôn xao câu chuyện nhóm người ăn thịt rùa thần, sau đó lần lượt chết bất đắc kỳ tử.

Bà N.T.T – một người dân trong thôn - kể lại với phóng viên Tiền Phong, rùa thần nặng khoảng bốn kg, sống trong ao thiêng nhiều năm nay. Cách đây mấy tháng, rùa bị một nhóm gồm chín người dân trong thôn bắn chết và giết thịt.

Cụ ông H.V.L chỉ cho phóng viên ao thiêng, nơi có rùa thần bị ăn thịt. Ảnh: Trường Phong.
Cụ H.V.L chỉ cho phóng viên ao thiêng, nơi có rùa thần bị ăn thịt. Ảnh: Trường Phong..

Cũng theo lời bà T, sau khi ăn thịt rùa thần, lần lượt người bắn rùa, người cắt tiết rùa, chết không rõ nguyên nhân, khiến người dân trong thôn vô cùng lo lắng.

Có người mời thầy cúng về, thầy phán: "Những người đã ăn thịt Rùa thần sẽ lần lượt bị trừng phạt, cứ khoảng 49 ngày là lại có một người ra đi. Nếu muốn thoát được thì phải nhờ thầy cao tay lập đàn giải hạn”.

Lời phán của thầy làm cho người dân trong thôn lo lắng. Gia đình bảy người còn lại trót ăn thịt rùa tốn không ít tiền giải hạn.

Bà T. cho hay, sự tích rùa thần bắt đầu từ việc người dân trong thôn ăn trộm tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng đen ở chùa làng, rồi vứt xuống ao khi phát hiện là giả. Từ đó, trong ao xuất hiện một con rùa, toàn thân có màu vàng đồng, hai viền màu đỏ ở phía ngay sau mắt. Cứ rằm hay mồng một, rùa lại nổi lên.

Theo ông H.V.L (86 tuổi), sống gần ao trên, câu chuyện một người lấy cắp tượng phật thích ca mầu ni rồi phát hiện đồ giả đem bỏ xuống ao là có thật, nhưng việc rùa thần vật chết người đã bị thêu dệt.

Ông cho biết, rùa thần thực chất là cá thể rùa tai đỏ, từng xuất hiện trong vườn nhà ông trước khi xuất hiện ở ao. “Khi con tôi còn nhỏ vẫn hay chơi với con rùa này” - ông L kể.

Về ao thiêng, theo ông L, không có chuyện đó. Ao được một người dân trong thôn thầu và thả cá bình thường.

Trưởng thôn La Xuyên - Đỗ Văn Tiến - xác nhận trước đó rằng, hai người ăn thịt rùa đã mất là anh H.V.C và cụ H.V.H.

Theo ông Tiến, anh H.V.C là người bị bệnh tim bẩm sinh nên không lấy vợ. Khi anh chết chỉ có một mình nên không thể xác nhận nguyên nhân.

Trong khi đó, cụ H.V.H ngoài 80 tuổi, bị vôi hóa cột sống nặng, nên cũng khó có thể nói là chết do ăn thịt rùa. Hai người mất cách nhau 85 ngày chứ không phải 49 ngày như lời thầy phán.

Thầy cúng bảo, cứ 49 ngày lại có một người ăn thịt rùa mất. Tuy nhiên, ở thời điểm phóng viên về xã Vạn Thắng, đã 73 ngày sau khi cụ H mất, vẫn chưa có thêm trường hợp nào chết do ăn thịt rùa. Vì thế, tin đồn ăn thịt rùa thần phải chết, theo ông Tiến, là không có cơ sở.

Ăn thịt rùa có thể gây chết người

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam, rùa có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt từ xa xưa. Rùa xuất hiện trong nhiều câu chuyện, truyền thuyết dân gian.

Với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, rùa là biểu tượng của âm dương, của đất trời, tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển.

Rùa còn gắn với giang sơn đất nước và vận mệnh của đất nước, phù hộ nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập. Ngoài ra rùa còn đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc của người Việt.

Hiện nay, rùa vẫn được tôn thờ ở nhiều đình chùa. Vì thế, trong tâm thức người Việt thường tránh sát thương hay giết hại rùa.

Bên cạnh yếu tố tâm linh, việc ăn thịt rùa còn gây ra những hậu quả nguy hại với sức khỏe con người - Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề, Nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản nói - Với trường hợp rùa thần ở xã Vạn Thắng, nếu đúng như người dân miêu tả có hai vết đỏ gần mắt, khả năng cá thể rùa đó thuộc giống rùa tai đỏ.

Theo TS Tề, rùa tai đỏ và nhiều loại baba trong ruột có chứa vi khuẩn Salmonella, một loại độc tố gây dị ứng đường ruột, gây bệnh dịch tả, có thể gây tử vong nếu con người ăn phải
Theo Tiến sĩ Tề, rùa tai đỏ và nhiều loại baba trong ruột có chứa vi khuẩn Salmonella, một loại độc tố gây dị ứng đường ruột, gây bệnh dịch tả, có thể gây tử vong nếu con người ăn phải.

Theo Tiến sĩ Tề, rùa tai đỏ và nhiều loại baba trong ruột có chứa vi khuẩn Salmonella, một loại độc tố gây dị ứng đường ruột, gây bệnh dịch tả, có thể gây tử vong nếu con người ăn phải.

Các nước Âu Mỹ nhiều năm nay, việc nhập khẩu các loại thủy sản bị kiểm tra gắt gao vi khuẩn Salmonella. Nếu sản phẩm có nhiễm loại khuẩn này lập tức sẽ bị trả về, ông Tề cho biết.

Vì loại khuẩn này tồn tại trong ruột của rùa tai đỏ và một số loại ba ba nên việc chế biến thường do đầu bếp chuyên nghiệp. Nếu để vỡ ruột, người ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và ngộ độc, vẫn theo Tiến sĩ Tề.

Tim McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa châu Á (ATP) cho hay, nhiều loài rùa còn chứa các độc tố gây nguy hại cho sức khỏe con người bởi sự chuyển hóa chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

Hiện nay, môi trường nước ở nhiều nơi ô nhiễm nặng, chứa những độc tố nguy hiểm. Các loài cá nhỏ uống nước này khiến cơ thể chứa độc tố. Các loài cá to hơn lại ăn cá nhỏ, và cũng chứa độc tố. Cá thể rùa khi ăn phải các loài cá này cũng bị nhiễm độc tố. Con người ăn cá thể rùa cũng sẽ bị nhiễm độc.

Tim McCormack cho biết, năm 2010, sáu người đã tử vong và hơn 90 người ngã bệnh sau khi ăn thịt một loài rùa biển ở Liên bang Micronesia.

Nguyên nhân được xác định do loài rùa này có độc tố chelonitoxism, một loại độc tố có thể gây tử vong, rất khó chữa trị và phục hồi.

Các quan chức y tế của Liên bang Micronesia sau đó đã ra khuyến cáo người dân không được ăn thịt và trứng của loài rùa này.

Họ cũng nhấn mạnh, “mặc dù sự việc đã kết thúc, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra sự cố này lần nữa trong tương lai trừ phi chúng ta thay đổi được hành vi ăn thịt rùa trong dân chúng".

Tại Việt Nam, theo ATP, rùa là một trong những loài bị săn bắt, tiêu thụ nhiều nhất. Rùa chủ yếu được săn bắt để làm thức ăn cho con người, làm thuốc đông y và bán sang Trung Quốc.

Hiện nay, trong số 25 loài rùa ở Việt Nam, có tới 16 loài rùa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

“Việc bảo vệ loài rùa phải xuất phát bằng việc ngăn chặn ăn thịt rùa. Một hành động không chỉ làm tổn hại trực tiếp đến loài rùa, đến môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ăn”, ông Tim nói.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.