> Đại sứ Ý đích thân giới thiệu "Khu vườn kì diệu"
> Cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn
Buổi giới thiệu sách diễn ra tại khán phòng Ngụy Như Kon Tum, 19 Lê Thánh Tông tối 26/3, với sự hiện diện của tác giả cùng đại sứ Ý Lorenzo Angeloni, GS. Hà Nội Nguyễn Quý Bính (ĐH Hà Nội). Khách mời chủ yếu là sinh viên khoa tiếng Ý, ĐH Hà Nội- nơi một nhóm sinh viên tham gia dịch, các thầy cô trong khoa biên tập.
Đại diện một đơn vị ebook bày tỏ mong muốn xuất bản cuốn sách ở dạng điện tử. Ông Lorenzo đáp lời, còn phải chờ ý kiến phía xuất bản. Sách giấy 430 trang dịp này chỉ in 1.000 cuốn, chủ yếu đem tặng các cơ quan văn hóa, chỉ một phần để bán.
Là đại sứ Ý nhiệm kỳ đầu tiên, Mario Sica không giấu thiện cảm về đất nước ông đặt chân đến từ đầu những năm 1960. Đoạn diễn văn nhỏ bằng tiếng Việt khá rõ ràng của ông khiến khán phòng ồ lên tán thưởng.
“Hoan hô trước bài nói có vẻ nguy hiểm”, Mario hóm hỉnh. Ông nói ngắn gọn rằng cuốn sách in song ngữ Việt-Ý mang đến cho độc giả Việt Nam một số miêu tả của người Ý về Việt Nam, từ Marco Polo (thế kỷ 13-14) về sau này.
“Đó là công trình đầy mạo hiểm, nhưng dù sao những lời phán đoán của những nhà du hành Ý in trong cuốn sách này đều phát sinh từ sự quan tâm, kính trọng và đồng cảm với Việt Nam”.
Mario Sica cho biết: “Lần đầu tôi đến Việt Nam là thời chiến tranh, nhưng chiến tranh không gây ấn tượng với tôi mà chính sự tiếp xúc với nền văn hóa này ăn sâu trong tôi. Các bạn có thể để ý lời đề tặng sách dành cho Lâm Phương Dung, người vợ 44 năm nay đồng hành với tôi’. Bà Dung lấy khăn chấm nước mắt khi nghe chồng nhắc tên.
Đóng vai trò tập hợp tư liệu lịch sử hiếm có do các nhà thám hiểm, truyền giáo Ý để lại, Mario Sica muốn cung cấp đến độc giả Việt góc nhìn thú vị: “Đó là thế giới hòa trộn sự kỳ diệu của Đất và Nước, nơi lịch sử đã trở thành thói quen, người dân vui vẻ, linh hoạt”, hay “phong tục, tín ngưỡng, niềm tin và tập quán sinh sống cộng đồng của người dân địa phương, những truyền thống có vẻ khó hiểu đã tồn tại hàng ngàn năm... và phần nào vẫn còn thịnh hành cho tới tận ngày nay, nhưng không cực đoan, bảo thủ mà nhẹ nhàng dí dỏm”.
Mario Sica- chuyên gia đam mê tìm hiểu châu Á, đặc biệt là lịch sử và văn hóa Việt Nam. Ông từng viết Đóng góp của người Ý cho nền hòa bình ở Việt Nam (1991) vừa in lại trong tuyển tập Nước Ý và hòa bình ở Việt Nam (1965-1968); Chiến dịch Marigold (NXB Aracne, Roma, 2013). |