Bộ phim đại diện cho Việt Nam tranh giải này, có thể nói dập tắt sự hào hứng của công chúng trước thềm LHP.
Trước buổi chiếu phim, Cục trưởng Ngô Phương Lan nói, trong 8 phim Việt Nam gửi về dự giải, Hội đồng chọn ra hai phim này. Phim tham dự đạt tiêu chí chưa dự bất cứ LHP nào trong nước và khu vực.
Bộ VH-TT&DL vừa ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét, thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đủ tiêu chuẩn trình Bộ trưởng để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trước đó, Bộ đưa vào Danh mục này 12 di sản bao gồm: Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây Nguyên; Múa rối nước đồng bằng Bắc Bộ; Nghệ thuật Hát giao duyên, ví giặm; Nghệ thuật làm Gốm truyền thống của người Chăm; Nghệ thuật xòe Thái; Nghề làm Tranh dân gian Đông Hồ; Tri thức và kỹ thuật Thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá Hà Giang; Nghệ thuật Dù kê của người Khơ me Nam Bộ; Nghi lễ Quá tang (lễ Cấp sắc) của người Dao; Nghi lễ Chầu Văn của nguời Việt; Nghi lễ Then của người Tày; Tục chơi Bài chòi mùa xuân của người Việt vùng Nam Trung Bộ.
TPHCM muốn trở thành Thành phố LH phim nhân học. Sáng 1-11 tại TPHCM họp báo về Liên hoan phim quốc tế Nhân học. Theo TS Đỗ Ngọc Anh, Hiệu trưởng ĐH Văn hóa TPHCM, hiện trường đã có học phần với 10 tín chỉ về bộ môn làm phim nhân học.
Nhu cầu học và nghiên cứu, thực hiện phim dân tộc học, văn hóa học ngày càng lớn trong thời đại truyền thông đa phương tiện. Các sinh viên của trường đã hoàn thành một bộ phim “Vịt ơi” để tham gia liên hoan dù chủ yếu sinh viên tự túc máy móc.
Ông Võ Trọng Nam – Phó giám đốc Sở VHTTDL TPHCM phát biểu: “Đà Lạt đã có lễ hội hoa, Bến Tre có lễ hội Dừa, TPHCM đang cố gắng tìm cho mình một “nhãn hiệu” riêng và rất vinh dự đăng cai LH quốc tế phim nhân học lần đầu tiên, hi vọng thành công tốt đẹp và trở thành liên hoan phim quốc tế truyền thống tại thành phố với chu kỳ hai năm một lần”.