Với chủ đề "Việt Nam: Hội nhập và phát triển", hội thảo sẽ được thảo luận ở chia 18 tiểu ban, ngoài hai phiên họp toàn thể là phiên khai mạc và bế mạc.
Hội thảo sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá mức độ hội nhập hiện nay của Việt Nam, các điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập nhanh cũng như những cản trở và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Hội thảo cũng sẽ đặt ra và trao đổi kinh nghiệm của các nước đối với quá trình hội nhập của Việt Nam và dự báo tiến trình hội nhập của Việt Nam và dự báo tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trong khoảng một thập kỷ tới.
Năm nay, số lượng học giả đến từ 23 quốc gia trên thế giới. Hội thảo được chia ra làm 18 tiểu ban chuyên môn như lịch sử Việt Nam truyền thống, hiện đại, văn hoá Việt Nam, pháp luật, kinh tế, nông thôn, đô thị, giáo dục, ngôn ngữ... trong đó văn hoá là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nhất.
Theo GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, hội thảo sẽ giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về chính sách cởi mở của Việt Nam và cho thấy sự trọng thị của người Việt Nam đối với ngành học này, đồng thời tạo được sự đồng thuận xã hội trong việc quốc tế hoá ngành Việt Nam học.
GS Giang khẳng định, các học giả Việt Nam học là những người quảng bá hình ảnh của Việt Nam một cách hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất.