'Bộ 7 quyền lực' bên lãnh đạo Triều Tiên giờ ra sao?

'Bộ 7 quyền lực' bên lãnh đạo Triều Tiên giờ ra sao?
Khi lên nắm quyền ở Triều Tiên vào năm 2010, xung quanh ông Kim Jong-un là những cố vấn gấp đôi hoặc gấp 3 tuổi ông. Hầu hết đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong Đảng, quân đội. 2 người là người nhà ông Kim. Nhưng nay chỉ còn 2 người.

Thay vì dựa vào nhóm cố vấn này, ông Kim đã dần dần loại bỏ họ, trong động thái mà giới phân tích quốc tế cho rằng là nhằm tự thâu tóm toàn bộ quyền lực. Vào ngày thứ sáu vừa qua, Triều Tiên đã công bố xử tử cố vấn nổi bật nhất của ông Kim Jong-un, ông Jang Song-Thaek, đồng thời cũng là chú dượng của ông vì đã phản đối ông Kim nắm quyền, âm mưu lật đổ ông.

Ông Jang đã bị đưa ra xét xử hôm qua 12/12
Ông Jang đã bị đưa ra xét xử hôm qua 12/12.

Tốc độ cũng như mức độ cương quyết trong hành động của ông Kim đã vượt xa dự đoán của giới phân tích và theo các nhà quan sát chắc chắn sẽ có tác động mạnh tới khu vực và Mỹ. Theo họ, nếu ông Kim thâu tóm hết được quyền lực, thì Triều Tiên vẫn là một trong những nước bí ẩn và khép kín nhất thế giới, như trong nhiều thập niên qua. Nếu cuộc thâu tóm không thành công, thì quốc gia hạt nhân Triều Tiên có thể bị rơi vào hỗn loạn.

Tuy nhiên, cho tới giờ, không hề có dấu hiệu nào cho thấy có sự bất ổn ở Triều Tiên. Cũng chưa rõ liệu vụ xử tử ông Jang, được đăng tải trên trang nhất của báo Triều Tiên, cho thấy chương cuối về uy thế của ông Kim hoặc cũng là dấu hiệu đầu tiên của sự phản kháng trong nước này. Một số nhà phân tích nhìn nhận vụ việc là dấu hiệu cảnh báo cho các đối thủ tiềm năng, những người có thể nghĩ ông Kim chưa được tôi luyện hoặc không đủ năng lực điều hành đất nước.

Ông Kim được cho là khoảng 30 tuổi. Nếu đúng, ông nằm trong số những nguyên thủ quốc gia trẻ tuổi nhất thế giới. Một số nhà nghiên cứu về Triều Tiên cho rằng, chính do tuổi tác, nên ông Kim cảm thấy cần phải nhanh chóng loại những cố vấn nhiều tuổi trên, những người đã trung thành với cha ông, Kim Jong-il. Ttrước vụ thanh lọc ông Jang, ông Kim đã loại bỏ nhân vật thứ hai và thứ ba trong đảng Lao động Triều Tiên và quân đội, trong cuộc thay thế nhân sự lớn nhất Triều Tiên trong nhiều thập niên.

Và dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất, là ông Kim đã phế truất hoặc giáng chức 5 trong số 7 quan chức lớn tuổi, những người đã đi bên cạnh ông bên linh cữu cha ông tại đám tang 2 năm trước đây. Những quan chức này lúc đó được báo chí Hàn Quốc mô tả là “bộ 7 quyền lực”, là xương sống trong chính quyền của ông Kim Jong-un. 7 người trong nhóm đã biết ông Kim từ ngày còn đi học hoặc thậm chí trước đó. Độ tuổi trung bình của họ vào thời điểm diễn ra tang lễ là 73.

Trong số những người trong “bộ 7”, U Tong Chuk, người chịu trách nhiệm giám sát cảnh sát mật của Triều Tiên, đã không xuất hiện trước công chúng từ tháng 3/2012. Sự vắng mặt của ông không có một lời giải thích.

'Bộ 7 quyền lực' bên lãnh đạo Triều Tiên giờ ra sao? ảnh 2
"Bộ 7 quyền lực" hỗ trợ ông Kim (từ số 1 -8): Kim Jong-un, Jang Song-Thaek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk..

Ri Yong Ho, một tướng lĩnh quân sự cấp cao, đã được cho thôi chức và theo Triều Tiên công bố là do ốm yếu.

2 quan chức khác đã bị giáng cấp.

Vụ phế truất ông Jang cho đến nay là vụ được công khai rõ nhất.

Và chỉ còn có 2 người vẫn đang được “yên vị”, đó là Choe Tae Bok và Kim Ki Nam. Cả hai đều đã ở độ tuổi giữa 80, hầu như không còn tạo ra nguy hiểm gì nữa.

“Ông Kim Jong-un đã chứng minh cho đất nước và người dân của mình thấy rằng ông có khả năng loại bỏ những người thậm chí là thân cận nhất với ông”, Suh Choo-suk, một chuyên gia thuộc Viện phân tích quân sự Hàn Quốc ở Seoul cho hay. Ông Suh cho biết thêm, vụ phế truất ông Jang đã gợi nhớ tới những vụ tương tự những năm 1950 và 1960. Khi đó, ông nội của ông Kim Jong-un, lãnh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành, đã thanh lọc một nhóm những người chống đối có mối quan hệ gần gũi với Liên Xô và Trung Quốc. Lãnh đạo sáng lập đã cho lưu đày hoặc giết họ, thay thế họ bằng nhóm tham gia du kích, từng chiến đấu bên cạnh ông ở đông bắc Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng tới tận năm 1972, 24 năm sau khi ông Kim Nhật Thành lập quốc, ông mới củng cố hoàn toàn được quyền lực. Khi đó Triều Tiên ra hiến pháp cho phép ông nắm quyền tối cao. Con trai và người kế nhiệm ông Kim Nhật Thành, ông Kim Jong-il, cũng cần khoảng chừng đó thời gian để củng cố quyền lực của mình. Ông Kim Jong-il được cha ông dìu dắt từ giữa những năm 1970 và đã giành được kiểm soát hoàn toàn mọi cơ quan quan trọng vào năm 1998, 4 năm sau khi cha ông qua đời.

Còn với ông Kim Jong-un, cuộc chuyển giao quyền lực rõ ràng là chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011, tiến trình kế nhiệm mới chỉ bắt đầu lại và ông Kim Jong-un được cho là chưa xây dựng được mạng lưới các phụ tá của riêng mình.

Theo nhiều nhà phân tích bên ngoài và các quan chức Mỹ, kết quả, ông Jang và những người khác, trong đó có cả cô của ông, bà Kim Kyong Hui, sẽ phải đóng vai trò làm người “bảo trợ” trong hệ thống được cho là “chia sẻ quyền lực” ở Triều Tiên. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Vài tháng sau khi ông Kim Jong-il qua đời, ông Kim Jong-un đã đảm nhận một loạt vị trí lãnh đạo, rõ ràng là đặt ông vào vị trí chỉ huy tối cao. Mặc dù ông Kim có thể vẫn phải dựa dẫm vào sự hướng dẫn của cô mình, nhưng bà được cho là đang mắc bệnh gan, hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Động thái “thoát xác” khỏi các cố vấn cấp cao của ông Kim có tác động như thế nào, hiện vẫn chưa rõ. Song nhiều nhà phân tích và học giả ở Bắc Kinh hôm thứ sáu vừa qua lo sợ mối quan hệ Trung-Triều có thể bị ảnh hưởng. Lý do bởi ông Jang là một người đối thoại chủ chốt với giới chức Trung Quốc.

Một số chuyên gia khác, như Bruce Klingner, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Di sản, cho rằng ông Kim có khả năng không “ôn tính” và có thể hành xử quyết liệt hơn.

Vụ xử tử ông Jang cũng gây lo ngại ông Kim có thể hành xử nóng vội, vượt qua giới hạn mà thậm chí cha ông, ông nội ông không vượt qua. Ví dụ các thành viên gia đình ông Kim từ nhiều thập niên qua đều được miễn dịch với án tử.

“Cách ông Kim Jong-un đối xử với chú mình rất mạnh tay”, ông Cheng Xiaohe, một chuyên gia về Triều Tiên tại trường Nghiên cứu quốc tế, thuộc đại học Renmin ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhận xét. “Ông ta đã quyết quay lưng với cả máu mủ, ruột rà của mình”.

Theo Washington Post/ Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
TPO - Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng xác định, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, toàn quân tăng tốc, bứt phá, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.