Kí ức kinh hoàng của những nạn nhân Philippines sau bão Haiyan

Thi thể người chết nằm khắp nơi trên các đống đổ nát
Thi thể người chết nằm khắp nơi trên các đống đổ nát
TPO-Tiếng gào khóc, xác chết khắp mọi nơi, trên cành cây, nằm rải rác khắp vỉa hè là những kí ức kinh hoàng không bao giờ xóa được của những nạn nhân may mắn sống sót ở Philippines.

Tại thành phố Tacloban, nỗi ám ảnh vẫn đang bao trùm.

Ông Sebastien Sujobert, người đứng đầu Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ Tacloban nói: “Khu vực này gần như bị phá hủy hoàn toàn. Quá nhiều người thiệt mạng, nhiều người mất tích, các dịch vụ cơ bản như nước uống và điện đã hoàn toàn bị cắt”.

Cảnh sát Philippines ước tính số người chết có thể vượt quá con số 10.000.

Cô Maritess Tayag, 40 tuổi và em gái là Maryann, 29 tuổi hiện đang trú ẩn tại căn cứ không quân Villamor ở Manilla.

Họ đói khát, run rẩy, thất thần nhưng may mắn hơn nhiều người khác. Họ vẫn sống.

Hai chị em đến từ Tacloban của tỉnh Leyte, một trong những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất.

“Tôi đã ở nhà và bị kẹt trong phòng. Nước ngập đến mũi. Khó khăn lắm tôi mơi tự cứu được mình”, Maritess Tayag mô tải lại những giây phút kinh hoàng khi đối mặt với ranh giới của sự sống và cái chết.

“Tôi cảm thấy như tôi sẽ chết vào khoảnh khắc đó vì tôi không thể vàcũng không biết sẽ phải làm gì”, cô bật khóc.

Maryann mô tả Tacloban giống như “một thành phố của chiến tranh thế giới II” và cho biết tất cả mọi người đã cố gắng chạy trốn trong nỗi sợ hãi tột cùng sau khi những cơn bão kết thúc hôm 9/11.

“Đây thực sự là một vụ hỗn loạn. Mọi người đều cố gắng để lên được máy bay. Nó thực sự, thực sự khủng khiếp”, cô nhớ lại.

Maritess run rẩy nói: “Tất cả đã bị cuốn sạch, cả bệnh viện và trung tâm thương mại vì bão lớn và lũ lụt. Điều đau đớn nhất đó là… bạn nhìn thấy mẹ mình chết và trôi trong nước lũ mà không thể làm gì"

Kí ức kinh hoàng của những nạn nhân Philippines sau bão Haiyan ảnh 1

Cũng tại thành phố chết chóc ấy, hai người đàn ông lặng lẽ đẩy một chiếc xe bằng gỗ chở thi thể một phụ nữ, một thiếu niên và một em bé đi qua những khu vẫn còn đang ngập lụt.

Đó là Erlinda Mingig, 48 tuổi, một người bán cá dạo. Cô chết vì bị kẹt trong nhà cùng với hai đứa con.

“Tôi đã bảo vợ con mình trong nhà vì nghĩ trong đó an toàn hơn”, chồng của Erlinda Mingig, anh Rogelio tuổi nghẹn ngào. Nhưng không ngờ, nước dâng quá nhanh.

Anh nói: “Khi tìm thấy, Cô ấy một tay ôm lũ trẻ, một tay bám vào trần nhà cùng với một người khác”.

Có quá nhiều bi kịch tương tự xảy ra bởi không ai ngờ không ngờ cơn bão lại khủng khiếp như vậy.

Mong ngóng tin người thân

Sau hai ngày không có tin tức của gia đình, cô Cherry Gonzaga một giáo viên 24 tuổi đã từ Manila trở lại Leyte.

“Chẳng có cách nào để liên lạc với gia đình, 15 người tất cả”, cô nói trong lúc đợi vé cùng với những người khác cũng đang nóng lòng như mình

May mắn, anh Frederick Bonjoc, một nhân viên ở sân bay Cebu vui mừng khi biết tin người thân của mình vẫn còn sống sót. Anh cho biết: “Tại quê hương của mẹ tôi là thành phố Bogo, 70-80% nhà bị tốc mái nhưng không ai trong số người thân của tôi thiệt mạng cả”.

Còn những người Philippines sống ở nước ngoài, họ cũng đang rất nóng lòng mong thông tin từ quê hương. Ông Rommel Rivera, chủ tịch hiệp hội Philippines- Mỹ ở Philadelphia cho biết: “Hầu hết mọi người đang trong tình trạng đứng ngồi không yên vì không thể liên lạc được với gia đình, người thân."

Theo ông Rivera, nhiều người Philippines ở nước ngoài đã phải nhờ cậy đến chính quyền nước sở tại để tìm hiểu thông tin về thân nhân của mình.

Cô Evelyn Colooguy, quê hương ở Samar, Philippines hiện đang sống ở Montreal, Canada, cho biết: “Tôi chỉ muốn gia đình tôi còn sống, thế thôi. Tôi không quan tâm liệu thảm họa này phá hủy bao nhiêu cơ sở vật chất bởi chỉ cần người còn sống và khỏe mạnh, họ có thể xây dựng lại cuộc sống của mình”.

Điều mà cô Colooguy lo nhất đó là hiện không có thông tin gì, không có hình ảnh gì từ quê hương Samar.

Cô liên tục cập nhật Facebook, internet. Nhưng không một ai trong số người thân xuất hiện...

Theo Dịch
MỚI - NÓNG