TQ chống tham nhũng: Trừng trị cả 'hổ' lẫn 'ruồi'

TQ chống tham nhũng: Trừng trị cả 'hổ' lẫn 'ruồi'
TPO -Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cập Bình vừa thúc giục cuộc chiến chống tham nhũng phải từ “hổ” – chỉ quan chức cấp cao, những vụ tham nhũng lớn – đến “ruồi” – quan chức giữ chức vụ nhỏ.

TQ chống tham nhũng: Trừng trị cả 'hổ' lẫn 'ruồi'

> Để lọt tham nhũng không thể vô can

Tin Bạc Hy Lai xét xử hôm nay là giả mạo
> Trung Quốc phát hành bộ sách trắng

> Chống tham nhũng như trừng trị cái ác

> Phanh phui tham nhũng cấp T.Ư chỉ chiếm 0,3%

TPO -Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cập Bình vừa thúc giục cuộc chiến chống tham nhũng phải từ “hổ” – chỉ quan chức cấp cao, những vụ tham nhũng lớn – đến “ruồi” – quan chức giữ chức vụ nhỏ.

TQ chống tham nhũng: Trừng trị cả 'hổ' lẫn 'ruồi' ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet
 

Vấn đề công khai tài sản của quan chức đang trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc và được báo chí Trung Quốc đặc biệt tập trung thảo luận .

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11-2012, ông Tập Cận Bình đã giương cao khẩu hiệu “chống tham nhũng”, hàng loạt quan chức ngã ngựa, trong đó số tài sản tham nhũng bị báo chí phanh phui thực sự khiến người dân nước này bàng hoàng. Tháng 12-2012, hai quan chức ở Quảng Đông và Trịnh Châu bị phanh phui vì tội tham nhũng, mỗi vị quan này sở hữu trên 20 ngôi biệt thự, chung cư cao cấp…

Năm 2012, sau khi Bạc Hy Lai ngã ngựa, số tài sản mà các quan chức Trung Quốc tham nhũng bị báo chí phanh phui lên tới hàng chục tỉ USD. Như nguồn tài sản mà vị cựu bí thư Trùng Khánh đưa ra nước ngoài lên tới 6 tỉ USD, cựu kỹ sư trưởng bộ Đường sắt Trung Quốc Trương Thử Quang có 2,8 tỉ USD ở các ngân hàng Mỹ và Thụy Sĩ.

Những con số kinh hoàng trên đã khiến người dân Trung Quốc vô cùng căm phẫn. Giữa tháng 12-2012, gần 1000 học giả, luật sư, những người có độ ảnh hưởng lớn trong công chúng của Trung Quốc đại lục đã đề xướng hoạt động Thư kiến nghị của công dân, kêu gọi quan chức Trung Quốc nhanh chóng công khai tài sản. Chương trình này đặc biệt yêu cầu 205 quan chức cấp bộ trở lên đi đầu trong việc công khai tài sản và tiếp nhận sự giám sát của nhân dân. Hiện nay, Thư kiến nghị của công dân đang được đăng tải trên khắp các trang mạng lớn của Trung Quốc, hàng ngày số người ký tên không ngừng gia tăng. Các nhà vận động nói họ tiếp tục thu nhận chữ ký và sẽ nộp lên Quốc hội Trung Quốc vào tháng 3-2012.

Quan chức phản pháo

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, liệu vấn đề công khai tài sản ở Trung Quốc có khả thi hay chỉ là làm cho lấy lệ bởi đã có không ít quan chức Trung Quốc phản đối vấn đề công khai tài sản.

Ngày 24-1, tại kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa XI tỉnh Quảng Đông, ông Diệp Bằng Chí - Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn nhôm Quảng Đông, đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Đông đã cực lực phản đối yêu cầu này. Ông này cho rằng quan chức cũng có quyền riêng tư của mình và được sự bảo vệ của pháp luật. Những lời phát ngôn của Diệp Bằng Chí đã bị báo chí, người dân Trung Quốc phê phán kịch liệt.

Thực tế cho thấy, bất luận quan chức có muốn hay không, chế độ công khai tài sản sẽ được thực hiện ở Trung Quốc. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước này đã chuẩn bị tiến hành lập pháp, và các tỉnh như Quảng Đông, Chiết Giang đã bắt đầu tiến hành thí điểm công khai tài sản quan chức. Điều quan trọng hơn là, từ năm 2013, Bộ nhà ở và xây dựng đô thị Trung Quốc sẽ hoàn thiện hệ thống đăng ký thông tin cá nhân, hệ thống này sẽ phủ kín trên phạm vi cả nước, số tài sản thật của quan chức sẽ bộc lộ rõ ràng.

Quan chức đua nhau bán tháo biệt thự

Trước lời kêu gọi và sức ép của công chúng xung quanh vấn đề công khai tài sản. gần đây, không ít thành phố Trung Quốc xuất hiện hiện tượng quan chức đua nhau bán tháo biệt thự, nhà ở cao cấp. Các nhà phân tích cho rằng, rất có thể quốc gia tỉ dân này lại xuất hiện trào lưu dịch chuyển tài sản của quan chức. Ước tính, tại Bắc Kinh – trung tâm của quyền lực Trung Quốc, có khoảng 100.000 ngôi biệt thự ở ngoại ô Bắc Kinh thuộc sở hữu của quan chức Bắc Kinh và các địa phương khác.

Thống kê cho thấy, từ giữa tháng 11-2012 trở lại đây, 45 thành phố vừa và lớn ở Trung Quốc đã xuất hiện trào lưu bán tháo biệt thực, chung cư cao cấp, từ tháng 12-2012, số lượng nhà cao cấp được chào bán tiếp tục tăng nhanh. Hầu hết chủ sở hữu của các ngôi nhà này là quan chức chính phủ và doanh nghiệp quốc doanh, và cũng có nhiều ngôi nhà đứng tên bồ nhí, con cái, họ hàng… của các quan chức. 60% số vụ rao bán là nặc danh, dùng tên giả hoặc tên công ty. Chủ sở hữu bán nhà đều yêu cầu giao dịch bằng tiền mặt, không chuyển tiền qua ngân hàng hoặc các cơ quan tài chính; Thủ tục chuyển nhượng đều ủy thác cho luật sư giải quyết; Chủ sở hữu không lộ mặt trong quá trình giao dịch…

Mới đây nhất là trường hợp Cung Ái Ái – phó giám đốc ngân hàng Thương mại huyện Thần Mục, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây. Cung Ái Ái sinh năm 1966 nhưng có tới 4 hộ khẩu. Trong đó cơ quan chức năng Trung Quốc đã phanh phui Cung Ái Ái có tới 12 ngôi nhà, trong đó 8 ngôi nhà ở Bắc Kinh với tổng diện tích hơn 2.000 m2; Hai biệt thự ở Tây An, Thiểm Tây với tổng diện tích trên 400 m2; Hai biệt thự ở Thần Mộc với diện tích 620 m2… Ngoài ra, những con số kinh hoàng như nguyên Đại đội trưởng cơ quan công an thành phố Dương Tuyền, tỉnh Giang Tây sở hữu 27 biệt thự, nhà chung cư, tổng trị giá trên 100 triệu NDT; Nguyên Cục trưởng Cục than khoáng sản huyện Bồ tỉnh Sơn Tây có tới 36 biệt thự, nhà riêng, trong đó 33 biệt thự ở Bắc Kinh…

Công khai những gì?

Huyện Thủy Hưng, thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông sẽ trở thành huyện thí điểm công khai tài sản quan chức. Huyện này có 526 cán bộ, trong đó bao gồm Cục trưởng, phó huyện trưởng và huyện trưởng. Cán bộ buộc phải kê khai 6 nội dung: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, bất động sản, các hạng mục đầu tư và xe hơi. Hiện nay những tài liệu có liên quan đang được chỉnh lý, phân tích, đại diện tỉnh Quảng Đông cho biết sau Tết âm lịch là có thể kiểm tra các thông tin liên quan đến tài sản, cá nhân, gia đình của 526 cán bộ này.

Trần Quỳnh Hương (tổng hợp)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG