Sự thật cái chết của ông Arafat trong tay các nhà khoa học

Sự thật cái chết của ông Arafat trong tay các nhà khoa học
Cuối tháng 11-2012, nhóm chuyên gia quốc tế có mặt tại thành phố Ramallah khai quật mộ cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat để xét nghiệm, tìm câu trả lời có phải ông chết vì bị đầu độc như dư luận đồn thổi hay không. Tuy nhiên, kết luận này không đơn giản chút nào, phải chờ vài tháng và sự thật còn phụ thuộc vào sự công tâm của các nhà khoa học.

> Bí mật 'phóng xạ' trong mộ ông Arafat

Người Palestine chờ đợi làm rõ cái chết của ông Arafat, vị lãnh tụ mà họ yêu quý
Người Palestine chờ đợi làm rõ cái chết của ông Arafat, vị lãnh tụ mà họ yêu quý.
 

Ông Yasser Arafat bị nội gián đầu độc?

Hầm mộ cố Tổng thống Arafat được khai quật để lấy một vài mẫu xương giúp các nhà khoa học xét nghiệm tìm ra một loại độc tố phóng xạ polonium-210 mà bà vợ góa và các đồng nghiệp của ông Arafat nghi ngờ khiến ông tử vong hồi tháng 11- 2004. Ngay sau khi khai quật, lấy mẫu, trong cùng ngày xác chết được mai táng trở lại theo nghi thức quân sự trong khi phải vài tháng nữa mới có kết quả xét nghiệm.

Bệnh tình của ông Arafat xấu đi từ ngày 12-10-2004, xuất hiện những dấu hiệu lạ, như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy cấp, sốt cao và giảm bạch cầu kèm theo những vệt đỏ nổi trên má và sút cân nhanh chóng. Ngày 29-10 năm đó, ông được đưa đi bằng trực thăng đến bệnh viện quân y Percy ở ngoại ô Paris, nhưng các bác sĩ Pháp lại không thể tìm ra bệnh. Gần một tháng sau, ông hôn mê sâu và qua đời ngày 11-11-2004 ở tuổi 75.

Không có cuộc khám nghiệm tử thi nào được tiến hành sau đó và thể theo yêu cầu của bà Suhat, xác ông được đưa về Palestine chôn cất ở Ramallah, nơi trước khi qua Pháp, ông còn nói với các trợ lý rằng ông sẽ quay trở lại.

Cái chết của ông Arafat được cho là do nguyên nhân đột quỵ vì cục đông máu, nhưng tình trạng bệnh tật trong những ngày cuối đời lại không được công bố công khai. Các quan chức Pháp đã viện đến luật riêng tư để từ chối công bố nguyên nhân cũng như bệnh tình của ông Arafat.

Vì thế nguyên nhân cái chết vốn đã bí ẩn lại thêm uẩn khúc, trong đó không từ lý do bị đầu độc vì nội gián. Năm 2005, Palestine mở cuộc điều tra nhưng không tìm thấy chứng cứ, loại trừ khả năng ung thư, xơ gan, nhiễm HIV và khẳng định ông Arafat hoàn toàn khỏe mạnh cho đến khi đột ngột lâm bệnh.

Sự thật nằm trong tay các nhà khoa học

Nơi đảm nhận việc phân tích là các chuyên gia pháp y quốc tế người Thụy Sĩ đến từ Viện Vật lý phóng xạ Lausanne (IRA), Bệnh viện Đại học Lausanne (CHUV) và Đại học Y khoa Lausanne và các nhà khoa học của Nga và Pháp.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, ngay cả khi xác định được sự hiện diện của polonium-210, họ cũng đối mặt với vô vàn trở ngại khác, xác định bao nhiêu thì đủ để giết chết nhà lãnh đạo Palestine. Các chuyên gia ở IRA cho rằng, việc này thực sự là một gánh nặng đối với các nhà khoa học chân chính, Do polonium không tự nhiên có trong cơ thể hoặc trong đất nên người ta có thể kết luận ông Arafat bị phơi nhiễm chất này theo những cách khác nhau. Đó là lý do cần phải phân biệt giữa khoa học chân chính và những gì nấp sau khoa học. Khoa học có thể đánh giá chất lượng và khối lượng polonium nhưng không thể tìm hiểu làm thế nào nó lại hiện diện ở đó.

Hơn nữa, thời gian đã 8 năm trôi qua. Ngay cả khi polonium-210 được tìm thấy trong cơ thể Arafat thì cũng rất khó xác định được số lượng và mức độ chính xác vào thời điểm ông Arafat qua đời. Chất phóng xạ này còn được gọi là nửa đời 138 ngày, có nghĩa là chu kỳ bán rã của nó là 138 ngày.

Trong vụ này, khoảng 21 chu kỳ bán rã này qua khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra dấu vết của polonium hồi tháng 3. Theo ông Darcy Christen, Giám đốc IRA, để khẳng định chất độc polonium có phải là thủ phạm hay không, các nhà khoa học sẽ phải chờ ít nhất 5 tháng để kiểm chứng chu trình phân rã polonium theo đúng quy luật tự nhiên.

Việc làm của các nhà khoa học hiện nay chẳng khác gì mò kim đáy bể, bởi các mẫu máu, nước tiểu của ông Arafat do vợ ông cung cấp cho các nhà khoa học Thụy Sĩ hầu như bị hủy hoặc ém nhẹm một cách khó hiểu cách đây 4 năm.

Các nhà khoa học Thụy Sĩ mong muốn phối hợp với các đồng nghiệp quốc tế trên tinh thần khách quan và minh bạch vì họ không thể đơn phương bay tới Ramallah để tiến hành các bước khai quật và xét nghiệm polonium trên hài cốt ông Arafat. Theo họ, càng có nhiều người thì càng minh bạch hơn.

Dù chỉ còn một tia hy vọng, các nhà khoa học quốc tế vẫn quyết tâm lôi cho được kẻ ác ra ánh sáng, bởi khoa học và công lý không lệ thuộc vào tiền bạc hay chính trị.

Theo Duy Hùng
CAND/Net/Time

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu cán bộ không để việc chơi pickleball ảnh hưởng đến công việc; Chi 25.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến đường huyết mạch ở TPHCM; Chủ nhà ở Đồng Nai cẩu ô tô để trên cổng làm kỷ niệm; Xác định số lượng voi rừng ở Đồng Nai,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.