> Bạc Hy Lai hối hận vì không sớm ly hôn Cốc Khai Lai
Vì sao mất quyền lực?
Trên báo chí và công luận, ông Chu (sinh năm 1942), người sẽ về nghỉ hưu cuối năm nay khi Trung Quốc ra mắt ban lãnh đạo mới, vẫn giữ được vị trí ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính pháp trung ương.
Nhưng theo ba quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được Financial Times trích lời, ông Chu đã phải bàn giao công tác quản lý hệ thống tư pháp cho người đứng đầu Bộ Công an, nhân vật kế nhiệm ông với tư cách bộ trưởng, Mạnh Kiến Trụ.
Lý do ông Chu Vĩnh Khang mất quyền lực là vai trò “tích cực” trong việc bênh vực Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Ông Bạc hiện đã mất hết các vị trí trong đảng và đang bị điều tra. Có nguồn tin nói ông và vợ ông, bà Cốc Khai Lai có thể phải đối mặt án tử hình với các cáo buộc tham nhũng và giết người.
Ông Bạc được cho là đồng minh thân cận và “lẽ ra” nhiều khả năng kế nhiệm vị trí của ông Chu trong Thường vụ Bộ Chính trị nếu không có chuyện cấp dưới của ông Bạc là Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô “tố” sếp và từ sự việc này, ông Bạc và vợ bị điều tra với cáo buộc liên quan tới cái chết của doanh nhân người Anh, Neil Heywood.
Tờ Financial Times nhận định, việc ông Bạc mất chức cho thấy những rạn nứt trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở cấp cao nhất và chuyện ông Chu bị tước bỏ quyền lực, xảy ra vài tuần trước càng làm sâu sắc thêm nhận định này.
Ông Chu (trái) từng quyết liệt bảo vệ ông Bạc. |
Tuy nhiên, như thông lệ, ông Chu, người đứng ở vị trí thứ chín trong Thường vụ Bộ Chính trị, sẽ không phải rời bỏ vị trí chính thức một cách công khai ít nhất cho đến mùa thu năm nay, khi ban lãnh đạo hiện thời rời vị trí, nhường chỗ cho những gương mặt mới.
Theo một nguồn tin thân cận, ngoài việc phải chuyển giao quyền lực cho bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ, ông Chu còn buộc phải có một buổi “tự phê” trước các lãnh đạo cấp cao của đảng về những sai lầm trong nhận định khi cố gắng bảo vệ Bạc Hy Lai.
Ông Chu cũng không còn quyền lựa chọn người kế nhiệm, dự kiến diễn ra trong dịp đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mùa thu năm nay.
Sự việc Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, ngoài chuyện tranh đoạt quyền lực, còn là biểu hiện của một cuộc đấu về hệ tư tưởng bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về hướng đi tiếp tới của Trung Quốc. |
Trong những tuần gần đây, ông Chu xuất hiện trên nhiều tờ báo ở đại lục, gặp gỡ một số quan chức, những người mà trước đây được xem là “quá tẹp nhẹp” để có thể được diện kiến ông.
Tuần trước, ông Chu gặp Phó thủ tướng Singapore Teo Chee Hean và hôm thứ tư vừa rồi ông có bài phát biểu khi tới thăm đại học Khoa học chính trị và Luật Trung Quốc.
“Trường cần tăng cường kiến thức cho sinh viên về hệ tư tưởng và tình hình đất nước Trung Quốc, cũng như chú trọng một cách đầy đủ việc phát triển cả kỹ năng nghề nghiệp lẫn tư cách đạo đức”, ông Chu được báo chí Trung Quốc dẫn lời.
Một quan chức đảng, người được coi là cùng phe ông Chu nói với Financial Times nhưng không muốn tiết lộ danh tính rằng ông Chu đã chuyển giao hầu hết chức phận của mình cho bộ trưởng Mạnh, ông cho rằng điều này là “bình thường” vì ông đang chuẩn bị về hưu.
Một số quan chức và nhà phân tích khác, muốn giấu tên vì độ nhạy cảm của vấn đề, nói rất bất thường khi một quan chức cao cấp chuyển giao quyền lực khi chưa đến kỳ hạn, nhất là trong bối cảnh đang có những cuộc tranh đoạt ngôi vị.
Những người này cho rằng sự việc Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, ngoài chuyện tranh đoạt quyền lực, còn là biểu hiện của một cuộc đấu về hệ tư tưởng bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về hướng đi tiếp của Trung Quốc.
Một số lãnh đạo cấp cao, bao gồm Thủ tướng Ôn Gia Bảo, muốn đẩy mạnh cải tổ chính trị theo hướng phương Tây, trong khi những người thuộc phe bảo thủ, như ông Chu, phản đối tư tưởng đó.
Quan hệ Chu-Bạc
Hãng tin AP nhận định, những động thái đối với ông Chu Vĩnh Khang có thể làm lu mờ những nỗ lực “khắc họa” vụ thanh trừng Bạc Hy Lai như một cố gắng phục hồi sự thượng tôn pháp luật và khiến công chúng đồn đoán mạnh hơn về những xáo trộn của đảng trước kỳ chuyển giao quyền lực.
Ông Chu Vĩnh Khang trong kỳ họp quốc hội vừa diễn ra. |
Ông Chu, được nói là nhân vật duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đã lên tiếng phản đối việc loại bỏ Bạc Hy Lai khỏi danh sách 25 ứng cử viên vào Bộ Chính trị, đồng nghĩa với dấu chấm hết cho sự nghiệp của nhân vật đầy tham vọng và hãnh tiến này
Ông Chu Vĩnh Khang, dân tộc Hán, sinh tháng 12 -1942, người Vô Tích, Giang Tô. Tháng 11 - 1964 vào đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 9 - 1966 tham gia công tác. Ông đã tốt nghiệp chuyên ngành Thăm dò vật lý Trái Đất, khoa Thăm dò ở Học viện Dầu mỏ Bắc Kinh, kỹ sư cao cấp, giáo sư. Hiện giữ chức ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ, ủy viên Đảng đoàn Quốc vụ viện, Bí thư Ủy ban Chính pháp trung ương. |
Theo AP, sau khi Bạc Hy Lai bị tước bỏ mọi chức vụ, ông Chu đã phải tự kiểm điểm trước Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân, người đàn anh của ông.
Tuy nhiên, ông Chu vẫn đang bị điều tra bí mật và công việc này do ủy ban kỷ luật của đảng tiến hành.
Chưa rõ ông Chu có phạm tội gì không dù đã có nhiều đồn đoán về chuyện tham nhũng lớn và bí mật cài cắm để Bạc Hy Lai vào được đội ngũ lãnh đạo cao cấp nhất.
Quan hệ giữa ông Chu và ông Bạc được cho là bắt đầu từ những năm 1990, khi cả hai cùng làm việc ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Khi ông Bạc mở chiến dịch “đả hắc” tấn công tội phạm có tổ chức, hay khôi phục các phong trào thời Mao Chủ tịch, ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ông Chu đã lên tiếng công khai ủng hộ.
Trong chuyến thăm Trùng Khánh hồi tháng 3-2010, họ Chu đã khen ngợi quyết định dù gây tranh cãi trong việc bỏ tù một luật sư vì cho rằng anh này “dàn dựng” cho thân chủ, một trùm xã hội đen, “nói dối” về việc bị cảnh sát tra tấn. Viên luật sư lĩnh 18 tháng tù.
Ông Chu cũng không tiếc lời khen ngợi tại một buổi gặp đoàn đại biểu quốc hội thành phố Trùng Khánh hồi tháng 3 năm nay, cho dù lúc ấy ông Bạc đã có dấu hiệu lung lay.
Họ Bạc đáp lại bằng cam kết sẽ “nghiêm túc thực hiện những chỉ dẫn quan trọng của đồng chí Chu”.
Một tuần sau đó, ông Bạc mất chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.