Sức sống từ những ‘cánh chim núi rừng’

Sức sống từ những ‘cánh chim núi rừng’
Ít người để ý là có cả thảy 5 tuyển thủ người dân tộc thiểu số trong thành phần đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27. Điều đặc biệt là những “cánh chim núi rừng” đến từ các dân tộc Mông, Mường và Chu Ru đều ở trong diện có khả năng đoạt huy chương, thậm chí là huy chương vàng.

Sức sống từ những ‘cánh chim núi rừng’

> U23 Việt Nam càng đá càng lo

> Quý Phước quyết bảo vệ 2 HCV

Ít người để ý là có cả thảy 5 tuyển thủ người dân tộc thiểu số trong thành phần đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27. Điều đặc biệt là những “cánh chim núi rừng” đến từ các dân tộc Mông, Mường và Chu Ru đều ở trong diện có khả năng đoạt huy chương, thậm chí là huy chương vàng.

Quách Thị Lan (điền kinh) - một trong những “cánh chim núi rừng” đầy hy vọng của thể thao Việt Nam tại SEA Games 27. Ảnh: C.V.
Quách Thị Lan (điền kinh) - một trong những “cánh chim núi rừng” đầy hy vọng của thể thao Việt Nam tại SEA Games 27. Ảnh: C.V..
 

Lực sĩ thể hình Se Pha thực sự là gương mặt độc đáo nhất của cả đoàn quân sang Myanmar tranh tài. Chàng trai người dân tộc Chu Ru này sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại một bản của tỉnh Tây Nguyên Lâm Đồng. Se Pha đến với môn thể thao nhà giàu một cách ngẫu nhiên chỉ cốt cho khỏe, trước khi lọt vào “mắt xanh” của các HLV trong một lần đi thực địa. Chỉ mất đúng 4 năm tập luyện, lực sĩ núi rừng sinh năm 1987 đã bước lên tầm châu lục với tấm HCB giải trẻ châu Á 2006. Kể từ đó, Se Pha đã luôn đóng vai mũi nhọn ở ĐTQG, trở thành niềm hy vọng số 1 ở hạng 70kg. Ở SEA Games 27, Se Pha được đánh giá có thể giành ít nhất 1 tấm HCĐ nhờ cơ bắp sắc nét, vẻ đẹp hình thể rất riêng.

Lần đầu tiên, thể thao Việt Nam dự SEA Games có 2 anh em ruột là Quách Công Lịch và Quách Thị Lan đến từ xứ Mường Thanh Hóa. Dù mới tập luyện thi đấu trong thời gian chưa đầy 3 năm, song cả hai đều được coi như những “hiện tượng” của môn điền kinh. Trong đó, tuyển thủ 18 tuổi Quách Thị Lan đang nhắm tới 2 tấm HCV 400m và 400m rào nữ. Với tư cách đương kim vô địch quốc gia, Lịch cũng có hy vọng tranh huy chương đường chạy 400m.

Khác với Se Pha, Lan và Lịch, võ sĩ người Mông 19 tuổi Lừu Thị Duyên sẽ có SEA Games thứ 2 trong sự nghiệp của mình. Tài năng trẻ người Lào Cai được các thầy phát hiện từ một buổi cô bé này đang chăn trâu. Khi ấy, Duyên đang dùng đôi bàn tay khỏe lạ ghì chặt đôi sừng của con trâu để điều khiển nó theo ý mình. Qua 6 năm, Duyên đã trở thành nữ võ sĩ số 1 của boxing Việt Nam.

Chủ công bóng chuyền Bùi Văn Hải cũng là một người Mường ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, anh không gắn bó với quê hương vì xứ Thanh không phát triển bóng chuyền nam, nên đã đầu quân cho đội bóng tỉnh láng giềng Ninh Bình. Tính đến thời điểm hiện tại, Hải đã sở hữu 2 chức vô địch quốc gia, có thâm niên 4 năm ở ĐTQG, từng dự SEA Games 26. Với tầm bóng cực cao, Hải chính là một trong vài chủ công có hiệu suất thi đấu ổn định nhất của bóng chuyền Việt Nam.

Theo Dũng Tân
Công An Nhân Dân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG