Ba đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận: Họ là ai?

Ba bị can Đạt, Tiến, Dũng (từ trái sang phải).
Ba bị can Đạt, Tiến, Dũng (từ trái sang phải).
TP - Cuối tuần qua, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp tố tụng đối với 5 cựu lãnh đạo PVC để điều tra về hành vi cố ý làm trái liên quan đến việc Tổng Cty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận là những cái tên “nổi tiếng” được nhắc nhiều trong thời gian vừa qua, nhưng còn Trương Quốc Dũng, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt - họ là ai?

Theo tìm hiểu của phóng viên, bị can Trương Quốc Dũng, (SN 1982, quê Ninh Bình), nguyên Phó tổng giám đốc PVC từng được biết đến là một nhân vật “tuổi trẻ tài cao” với con đường sự nghiệp được ví “như diều gặp gió”. Chỉ sau vài năm kể từ khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế và làm chuyên viên tại Ban Dự án Tổng Cty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, ông Dũng đã được cất nhắc giữ cương vị Tổng giám đốc của Cty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC vào tháng 5/2007 - khi mới 25 tuổi. Hai năm sau, ông Dũng tham gia HĐQT Vinaconex - PVC, rồi tiếp tục “leo lên” vị trí Chủ tịch HĐQT vào năm 2011 - lúc ấy mới 29 tuổi. Tại thời điểm đó, ông Dũng được biết đến là vị Chủ tịch HĐQT trẻ nhất trên sàn chứng khoán.

Cũng trong năm 2011, ông Trương Quốc Dũng được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc PVC. Tuy nhiên, đến tháng 3/2013, ông Dũng xin từ nhiệm vị trí này vì lý do cá nhân, chỉ giữ cương vị là Chủ tịch HĐQT Vinaconex - PVC. Trong quãng thời gian từ 2011 đến nay, ông Dũng từng rời ghế Chủ tịch trong thời gian 2 tháng vào năm 2012 để giao cho bà Tô Linh Hương, nhưng sau đó quay lại nắm giữ cương vị này cho đến khi bị bắt.

Ngoài ra, ông Dũng từng là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và từng được trao tặng bằng khen và cúp doanh nhân trẻ tiêu biểu. Tuy nhiên, kể từ khi nắm quyền “thuyền trưởng” tại Vinaconex - PVC, ông Dũng đã để doanh nghiệp này lao dốc, từ doanh thu gần 722 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 20 tỷ đồng vào năm 2010 nhưng hiện nay đang gánh khoản nợ lớn.

Vị Phó tổng giám đốc PVC thứ hai bị bắt giữ trong vụ án là bị can Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1966, ở Hà Nội). Trước khi về PVC giữ chức vụ Phó tổng giám đốc vào tháng 12/2009, ông Tiến có thời gian dài công tác tại Tổng Cty Sông Đà. Đến tháng 9/2011, ông Tiến thôi giữ chức Phó tổng giám đốc PVC để nhận công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bốn năm sau, ông Tiến quay lại PVC tiếp tục đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc.

Đồng phạm thứ ba của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận là Phạm Tiến Đạt (SN 1979, quê Hà Nam), nguyên Kế toán trưởng PVC. Ông Đạt được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng PVC tháng 4/2011. Đến năm 2013, khi hai vị lãnh đạo chủ chốt Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận “chuồn” khỏi PVC cũng là thời điểm ông Đạt thôi giữ chức Kế toán trưởng chuyển sang làm thành viên Ban kiểm soát PVC. Trước đó, ông Đạt từng công tác tại Cty Sông Đà 11; Ngân hàng BIDV Điện Biên; Tổng Cty Xây dựng Bạch Đằng. Từ tháng 5/2008, ông Đạt về công tác tại PVC đảm nhiệm các chức vụ Phó ban Tài chính kế toán, Phó giám đốc Ban Tài chính kế toán... 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.