Tàu Gepard-3.9 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam . |
Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, ông Renat Mistakhov trả lời hãng ITAR-TASS tại Triển lãm quốc tế LIMA 2013 cho biết: “Việc khởi công đóng chiếc tàu thứ nhất của Việt Nam theo hợp đồng sẽ được thực hiện vào tháng 6/2013, sau đó sẽ tiếp tục khởi công đóng chiếc thứ hai. Thời hạn chuyển giao những chiếc tàu này cho Việt Nam dự kiến là trong năm 2016 và 2017”.
Độ rẽ nước của Gepard-3.9 là 2.100 tấn, chiều dài 105m, rộng 13,7m, tầm hoạt đông ở vận tốc 10 hải lý/h khoảng 5.000 hải lý, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h (hơn 56km/h), thủy thủ đoàn 103 người, thời gian tối đa cho một chuyến đi là 20 ngày đêm. Tàu được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm URAL và các hệ thống tên lửa phòng không, pháo, các vũ khí chống hạm, chống ngư lôi khác. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị các máy bay trên boong loại KA-28 hoặc KA-31. Mỗi tàu cũng có một nhà chứa đối với một máy bay loại này. |
Trước đó, năm 2007, nhà máy Zelenodolsk cũng đã khởi đóng 2 tàu Gepard-3.9 khác cho Việt Nam và đã được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2011.
Tàu hộ tống thuộc dự án 11661E loại Gepard-3.9 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi, chống các mục tiêu nổi, ngầm, trên không; thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu và bảo vệ khu vực kinh tế.
Cũng trong buổi triển lãm, Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Vưmpel, ông Oleg Belkov thông báo rằng, chiếc đầu tiên trong 6 chiếc tàu tên lửa Molniya (Tia chớp) thuộc dự án 12418 hiện đang được xây dựng tại Việt Nam theo sự cấp phép của Nga, sẽ được bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2013. “Chiếc thứ hai hiện đang nằm trong xưởng và chiếc thứ ba thì đang chuẩn bị đóng”.
Nhà máy đóng tàu Vưmpel đã giúp Việt Nam trong việc xây dựng hàng loạt các tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 12418. Nhà máy sản xuất và cung cấp cho Việt Nam các bộ phận và chi tiết đồng bộ để phía Việt Nam có thể lắp ghép 06 chiếc tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 124118 đầu tiên, phù hợp với tiến độ đã được ấn định.
Việc sản xuất các tàu này được diễn ra dưới sự giám soát kỹ thuật từ phía Cục thiết kế hàng hải Trung ương Almaz tại Saint-Peterburg và nhà máy đóng tàu Vưmpel.
Việt Nam dự định đóng tất cả 10 tàu tên lửa loại này, trong đó 06 chiếc nằm trong một hợp đồng xây dựng.
Nhà máy Vưmpel bắt đầu cung cấp các bộ phận, linh kiện cho 06 chiếc tàu này của Việt Nam từ năm 2010 trong khuôn khổ các hợp đồng và công việc này sẽ được tiếp tục cho tới năm 2016.
Tàu tên lửa Monhia . |
Trong hợp đồng đóng tàu tên lửa thuộc dự án 12418 Moniya cho Việt Nam, hai bên cũng đã thỏa thuận về phương án xây dựng 4 tàu còn lại. Phương án này sẽ trở thành bản hợp đồng đầy đủ sau khi 6 chiếc tàu đầu tiên do các nhà đóng tàu Việt Nam tự đóng được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam.
Theo báo Vzgliad, Nga đang lên kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam từ đầu tháng 3/2013.
Như vậy, Việt Nam đã thể hiện sự ưu tiên đối với việc sử dụng các cảng của mình cho việc qua lại và sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển của Nga. Theo đó, thỏa thuận về vấn đề này giữa hai nước có thể sẽ được ký kết trong năm nay. Ngoài ra, Nga thực tế đang xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Việt Nam.
“Trong năm nay, những nỗ lực chung của hai nước sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử của Hải quân Việt Nam – đó là sự xuất hiện của hạm đội tàu ngầm”. Hai bên thậm chí còn bàn về việc mở rộng đào tạo các chuyên gia cho Việt Nam trong các nhà trường quân đội của Nga.
Sau các cuộc đàm phán của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước, thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí của Nga đã được đề cập.
Quế Sơn - Huy Trường
theo ITAR-TASS